Người dịch: BS. Đào Xuân Dũng, khoa Hồi sức tích cực
Hiệu đính: PGS.TS. Lê Thu Hòa, Phụ trách Trung tâm ĐT- CĐT
Tóm tắt. Trong ba tháng qua, thế giới đã phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe nguy hiểm chưa từng có. Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một đại dịch coronavirus chủng mới có tên là SARS-CoV-2. Lây lan chủ yếu qua giọt bắn, virus gây ra các triệu chứng nhẹ trong phần lớn các trường hợp, phổ biến nhất là: sốt (80%), ho khan (56%), mệt mỏi (22%) và đau cơ (7%); Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm đau họng, sổ mũi, tiêu chảy, ho ra máu và ớn lạnh. Một biến chứng đe dọa tính mạng của nhiễm SARS-CoV-2 là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi, những người bị suy giảm miễn dịch và có các bệnh đồng mắc. Các thể nặng của bệnh cần được điều trị trong khoa hồi sức, bao gồm viêm phổi cấp tính, ARDS, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Bài báo này trình bày thông tin cơ bản về nguyên nhân, sinh bệnh học và chẩn đoán (đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của phim CT), bệnh cảnh lâm sàng, điều trị và dự phòng nhiễm virus. Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh những nguy cơ cụ thể trong quá trình gây mê và hồi sức bệnh nhân. Do thực tế là chưa có phương pháp điều trị tận gốc và số ca nhiễm và tử vong tăng lên từng ngày, phòng ngừa nhiễm virus và tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của các tổ chức kiểm soát nhiễm trùng vẫn là những điều cơ bản trong cuộc chiến chống lại virus.
Bảng 1. Các hội chứng lâm sàng có liên quan với Covid-19
Viêm phổi nặng | Người lớn hoặc thiếu niên: Sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo 1 trong các triệu chứng sau:
Trẻ em có ho hoặc khó thở, kèm theo ít nhất 1 trong các yếu tố sau:
|
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS | Khởi phát: trong vòng 1 tuần từ khi có triệu chứng hoặc từ khi các triệu chứng hô hấp nặng lên Hình ảnh học ngực ( XQ phổi, CT phổi, siêu âm phổi): đám mờ 2 bên, không giải thích được bằng thừa dịch, xẹp phổi hoặc xẹp thùy phổi, hoặc ung thư Nguồn gốc thâm nhiễm phổi: suy hô hấp không hoàn toàn giải thích được do suy tim hoặc thừa dịch. Cần đánh giá khách quan (vd: siêu âm tim) để loại trừ các nguyên nhân thủy tĩnh của thâm nhiễm/phù phổi nếu không có yếu tố nguy cơ. Giảm oxy hóa máu ở người trưởng thành:
Khi không đo được PaO2, SpO2/FiO2 ≤ 315 gợi ý ARDS (bao gồm cả trường hợp các bệnh nhân không được thông khí cơ học). Giảm oxy hóa máu ở trẻ em: Bilevel (NIV hoặc CPAP) ≥ 5cmH2O qua mask toàn bộ mặt: PaO2 /FiO2 ≤ 300 mm Hg or SpO2 /FiO2 ≤ 264; ARDS nhẹ (thông khí xâm nhập): 4 ≤ OI < 8 hoặc 5 ≤ OSI < 7.5; – ARDS mức độ vừa (thông khí xâm nhập): 8 ≤ OI < 16 hoặc 7.5 ≤ OSI < 12.3; – ARDS nặng (thông khí xâm nhập): OI ≥ 16 hoặc OSI ≥ 12.3. OI: Oxygenation Index (Chỉ số oxy hóa) OSI: oxygenation Index using SpO2 (chỉ số oxy hóa sử dụng SpO2) |
Nhiễm khuẩn huyết | Người lớn: rối loạn chức nặng tạng đe dọa tính mạng gây ra bởi rối loạn điều hòa đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng đã được chứng minh hoặc nghi ngờ. Các dấu hiệu của rối loạn chức năng tạng bao gồm; rối loạn ý thức, khó thở hoặc thở nhanh, bão hòa oxy mao mạch thấp, giảm lượng nước tiểu, tần số tim nhanh, mạch yếu, lạnh chi hoặc giảm áp lực máu, da lạnh, hoặc bằng chứng xét nghiệm của rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, toan máu, lactate cao |
Sốc nhiễm khuẩn | Người lớn: hạ huyết áp dai dẳng dù bù đủ dịch, cần thuốc vận mạch để giữ huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg, nồng độ lactate máu > 2 mmol/l Trẻ em: Bất kì hạ huyết áp (Huyết áp tâm thu < bách phân vị thứ 5 hoặc dưới mức bình thường > 2 SD so với tuổi) hoặc 2 hoặc 3 yếu tố sau đây: rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm (tần số tim <90 lần/phút hoặc >160 lần/phút ở trẻ nhỏ và tần số tim < 70 lần/phút hoặc .150 lần/phút ở trẻ lớn), kéo dài thời gian hồng trở lại của mao mạch (>2s) hoặc mạch khó bắt, thở nhanh, da lạnh nổi vân tím, hoặc da nổi chấm, ban xuất huyết, lactate tăng, thiểu niệu, tăng nhiệt độ hoặc hạ nhiệt độ. |
BẢNG 2. Các biện pháp an toàn được sử dụng trong quá trình kiểm soát đường thở
Trước thủ thuật |
Vệ sinh tay đúng cách |
Mặc đồ bảo hộ cá nhân theo đúng hướng dẫn |
Nếu có thể, thực hiện thủ thuật trong phòng đã được chuẩn bị và có thông gió |
Giảm tối đa số người trong phòng |
Chuẩn bị tất cả các loại thuốc và dụng cụ cần thiết, đảm bảo chúng phù hợp để sử dụng, cần có đèn soi thanh quản camera |
Trình bày kế hoạch hành động cho các thành viên khác trong đội, đảm bảo họ đều hiểu |
Đánh giá nguy cơ đặt ống NKQ khó |
Nối filter lọc khuẩn vào bóng ambu và hệ thống máy thở |
Thủ thuật |
Nên được thực hiện bởi bác sỹ có kinh nghiệm nhất |
Thở oxy trước đăt NKQ: sử dụng dòng oxy thấp nhất có thể |
Chỉnh mask mặt trong lúc thông khí, đảm bảo không có hở khí |
Dùng thuốc giãn cơ tác dụng nhanh (succinylcholine hoặc rocuronium) và tránh thông khí bằng bóng ambu (nếu có thể) |
Thông khí phổi với áp lực dương chỉ thực hiện sau khi bơm cuff NKQ |
Tránh đặt ống NKQ bằng ống soi phế quản sợi quang học nếu cần thiết và có thể - sử dụng đèn soi phế quản dùng 1 lần |
Sau thủ thuật |
Tránh ngắt hệ thống thông khí |
Nếu cần ngắt hệ thống, mặc đồ bảo hộ PPE, bịt ống NKQ |
Luôn tuân thủ các quy trình tháo đồ bảo hộ và vệ sinh tay |
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32191830
Bạn vui lòng đăng nhập tại đây để gửi bình luận.