Giảm tỉ lệ tử vong với thuốc chẹn beta giao cảm ở những bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ

Một phân nhóm nghiên cứu AF-CHF

Tác giả. Julia Cadrin-Tourigny, MD, Azadeh Shohoudi, PHD, Denis Roy, MD, Mario Talajic, MD, Rafik Tadros, MD, PHD, Blandine Mondésert, MD, Katia Dyrda, MD, Léna Rivard, MD, Jason G. Andrade, MD, Laurent Macle, MD, Peter G. Guerra, MD, Bernard Thibault, MD, Marc Dubuc, MD, Paul Khairy, MD, PHD

Tóm tắt. Mục tiêu. Đánh giá hiệu quả của chẹn beta giao cảm trên tỉ lệ tử vong và nhập viện ở những bệnh nhân rung nhĩ và suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm (HFrEF) trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn nhất: thử nghiệm rung nhĩ – Suy tim xung huyết (AF – CHF trial)

Tổng quan. Mặc dù các thuốc chẹn beta giao cảm là “hòn đá tảng” trong điều trị bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm (HFrEF), một phân tích gộp gần đây ở cấp độ bệnh nhân đã đưa ra nghi ngờ về hiệu quả của chẹn beta ở những bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ.

Phương pháp. 1376 bệnh nhân không sử dụng chẹn beta trong điều trị nền được chọn ngẫu nhiên từ thử nghiệm lâm sàng AF-CHF, sau đó được ghép cặp xác xuất với tối đa 2 bệnh nhân đối chứng (bệnh nhân có sử dụng chẹn beta). Tất cả những khác biệt tuyệt đối sau khi ghép cặp là £ 10%. Những phân tích chính tôn trọng nguyên tắc phục vụ điều trị. Khi phân tích độ nhạy trong điều trị, sử dụng chẹn beta được thiết kế là 1 biến số phụ phụ thuộc thời gian.

Kết quả. Nhóm được ghép cặp có đặc điểm ban đầu tương tự nhau (tuổi trung bình 70 ±11 năm, 81% là nam giới; LVEF trung bình là 27±6%). Trong suốt thời gian theo dõi trung bình 37 tháng, sử dụng chẹn beta giúp làm giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân có ý nghĩa thống kê (HR: 0.721, 95%CI: 0.549 – 0.945; p=0.018) nhưng không có khác biệt về tỉ lệ nhập viện (HR: 0.886; 95%CI: 0.715 – 1.100; p=0.2232). Các kết quả cũng tượng tự khi phân tích độ nhạy trong đó các thuốc chẹn beta được thiết kế như là một biến phụ thuộc thời gian (HR: 0.668 cho tỉ lệ tử vong vì mọi nguyên nhân; 95% CI: 0.511 tới 0.874; p = 0.0032; HR: 0.814 cho tỉ lệ nhập viện; 95% CI: 0.653 tới 1.014; p = 0.0658). Không có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các thuốc chẹn beta và các thể rung nhĩ (dai dẳng vs kịch phát) hoặc thời gian rung nhĩ về tỉ lệ tử vong hoặc nhập viện tương ứng.

Kết luận. Trong phân tích xác xuất ghép cặp, các thuốc chẹn beta liên quan có ý nghĩa thống kê với giảm tỉ lệ tử vong nhưng không khác biệt về tỉ lệ nhập viện ở những bệnh nhân có suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm kèm theo rung nhĩ, không phân biệt kiểu rung nhĩ và thời gian rung nhĩ. Những kết quả này ủng hộ thêm bằng chứng cho những khuyến cáo hiện tại về việc sử dụng các thuốc chẹn beta cho bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm có hoặc không có kèm theo rung nhĩ.

(Xem thêm tại: J Am Coll Cardiol HF 2017;5:99–106) © 2017 by the American College of Cardiology Foundation.

Nguồn: JACC Heart failure .vol5.iss2 (page 99-106)


Danh mục: Nghiên cứu khoa học

Bình luận
Bài viết liên quan