Rung nhĩ trong suy tim có phân suất tống máu bảo tồn Mối liên quan với khả năng gắng sức, áp lực đổ đầy thất trái, các peptide lợi niệu và thể tích nhĩ trái

Tóm tắt. Mục tiêu. Nghiên cứu mối liên quan của rung nhĩ (AF) với khả năng gắng sức, áp lực đổ đầy thất trái, các peptide lợi niệu và kích thước của nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim có EF bảo tồn (HFpEF).

Tổng quan. Việc chẩn đoán HFpEF ở những bệnh nhân có rung nhĩ vẫn là một thách thức bởi cả 2 đều góp phần làm giảm khả năng gắng sức, tăng các peptide lợi niệu và thể tích nhĩ trái. 

Phương pháp. Chúng tôi đã nghiên cứu 94 bệnh nhân suy tim có triệu chứng và phân suất tống máu thất trái (LVEF) ≥45% sử dụng nghiệm pháp gắng sức tim phổi bằng thảm chạy và thông tim phải và/hoặc trái cùng với siêu âm tim. 

Kết quả. Trong thời gian thông tim, 62 bệnh nhân có nhịp xoang và 32 bệnh nhân có rung nhĩ. Không có sự khác biệt ý nghĩa về tuổi, giới, kích thước cơ thể, bệnh phối hợp, hoặc thuốc điều trị giữa các nhóm; Tuy nhiên bệnh nhân có rung nhĩ có mức đỉnh tiêu thụ oxy (VO2) thấp hơn so với những bệnh nhân có nhịp xoang (10.8 ± 3.1 ml/phút/kg so với 13.5 ± 3.8 ml/phút/kg; p = 0.002). Trung vị (phần trăm từ 25 đến 75) peptide lợi niệu type B (NT-proBNP) là cao hơn ở những bệnh nhân rung nhĩ so với bệnh nhân nhịp xoang (1,689; 851 tới 2,637 pg/ml vs. 490; 272 tới 1,019 pg/ml; p < 0.0001). Chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI) cao hơn ở nhóm rung nhĩ so với nhóm bệnh nhân có nhịp xoang (57.8 ± 17.0 ml/m2 vs. 42.5 ± 15.1 ml/m2; p = 0.001). Thăm dò huyết động xâm lấn cho thấy rằng ở bệnh nhân rung nhĩ áp lực trung bình mao mạch phổi bít (PCWP) cao hơn (19.9 ± 3.7 vs. 15.2 ± 6.8, tất cả p < 0.001), và xu hướng áp lực cuối tâm trương thất trái cao hơn (17.7 ± 3.0 mm Hg so với 15.7 ± 6.9 mm Hg; p = 0.06) so với bệnh nhân nhịp xoang. Sau khi hiệu chỉnh cho các biến lâm sàng và áp lưc mao mạch phổi bít trung bình, rung nhĩ vẫn liên quan với giảm đỉnh tiêu thụ oxy, tăng nồng độ NT-proBNP, và tăng chỉ số thể tích nhĩ trái (tất cả p ≤ 0.005). 

Kết luận. Rung nhĩ có mối liên quan độc lập với giảm khả năng gắng sức, tăng peptide bài niệu, và tái cấu trúc nhĩ trái ở bệnh nhân HFpEF. Những dữ kiện này ủng hộ giả thiết cho sự khác biệt về ngưỡng của NT-proBNP và chỉ số thể tích nhĩ trái để chẩn đoán HFpEF ở những bệnh nhân có rung nhĩ so với những bệnh nhân không rung nhĩ. 

(J Am Coll Cardiol HF 2017;5:92–8)© 2017 by the American College of Cardiology Foundation.


Danh mục: Nghiên cứu khoa học

Bình luận
Bài viết liên quan