Tỷ lệ tử vong sau đặt stent phủ thuốc so với bắc cầu động mạch vành ở bệnh nhân hẹp thân chung động mạch vành trái: phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng

- Hiệu đính: TS.BS. Vũ Quỳnh Nga, Phó Giám đốc bệnh viện

- Người dịch: BS. Đào Xuân Dũng, khoa Hồi sức tích cực.

 

Tóm tắt. Phương pháp tối ưu tái thông mạch cho bệnh nhân hẹp thân chung động mạch vành trái (LMCAD) còn đang tranh cãi. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành (CABG) theo truyền thống được coi là tiêu chuẩn vàng, và các thử nghiệm ngẫu nhiên gần đây so sánh CABG với can thiệp mạch vành qua da (PCI) bằng stent phủ thuốc (DES) đã báo cáo các kết quả mâu thuẫn. Do đó, chúng tôi đã thực hiện đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp cập nhật so sánh CABG với PCI bằng DES để điều trị hẹp thân chung động mạch vành trái.

Phương pháp và kết quả. Chúng tôi đã xác định một cách có hệ thống tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh PCI bằng DES so với CABG ở bệnh nhân LMCAD. Tiêu chí chính là tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Tiêu chí phụ bao gồm tử vong do tim, nhồi máu cơ tim (MI), đột quỵ và tái thông mạch CẤP CỨU. Tất cả các phân tích đều là Phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu (intention-to-treat). Có 5 thử nghiệm đủ điều kiện với 4612 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên. Thời gian theo dõi trung bình là 67,1 tháng. Không có sự khác biệt đáng kể giữa đặt stent và phẫu thuật về nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân [nguy cơ tương đối (RR) 1,03, khoảng tin cậy 95% (CI) 0,81-1,32; P = 0,779] hoặc tử vong do tim (RR 1,03, 95%CI 0,79-1,34; P = 0,817). Cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ đột quỵ (RR 0,74, 95%CI 0,35-1,50; P = 0,400) hoặc nhồi máu cơ tim (RR 1,22, 95%CI 0,96-1,56; P = 0,110). Nhómcan thiệp mạch vành qua da có tăng nguy cơ tái thông mạch cấp cứu (RR 1,73, 95%CI 1,49-2,02; P <0,001).

Kết luận. Các bằng chứng thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã chứng minh tỷ lệ tử vong dài hạn tương tự nhau giữa nhóm can thiệp đặt stent phủ thuốc ( PCI)  so với phẫu thuật bắc cầu chủ vành  ( CABG) ở bệnh nhân tổn thương thân chung động mạch vành. Cũng không có sự khác biệt đáng kể về tử vong do tim, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim giữa PCI và CABG. Tái thông mạch cấp cứu ít gặp hơn ở nhóm CABG so với nhóm PCI. Những phát hiện này có thể giúp các bác sĩ tim mạch và phẫu thuật viên đưa ra quyết định lâm sàng cho bệnh nhân bệnh mạch vành có tổn thương thân chung.

Link bài: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32118272


Danh mục: Nghiên cứu khoa học , Bài viết chuyên đề

Bình luận
Bài viết liên quan