Căng thẳng về tài chính có thể gây hại cho tim

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người bị căng thẳng về tài chính có nguy cơ bị đau tim cao hơn gấp 13 lần.
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người bị căng thẳng về tài chính có nguy cơ bị đau tim cao hơn gấp 13 lần.

Các nhà nghiên cứu cho biết, người dân, chủ yếu ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những bệnh mạn tính liên quan tới lối sống như nhồi máu cơ tim, tình trạng gây tắc nghẽn lưu thông máu tới cơ tim. Do vậy, các khía cạnh tâm lý xã hội của cơ thể, đặc biệt là căng thẳng, áp lực liên quan tới tài chính cần được chú ý hơn để ngăn ngừa sự gia tăng các bệnh tim mạch.

Căng thẳng về tài chính có thể gây hại cho tim - Ảnh 1

Theo Denishan Govender, trợ lý giáo sư tại ĐH Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, nghiên cứu này cho thấy các khía cạnh tâm lý xã hội là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân thông thường được tư vấn về chứng căng thẳng sau khi bị đau tim nhưng cần được nhấn mạnh nhiều hơn trước một sự kiện. Một số bác sĩ hỏi về căng thẳng, trầm cảm hoặc lo âu và điều này nên được thực hành thường xuyên giống như hỏi về hút thuốc. Giống như việc cung cấp lời khuyên về cách cai thuốc, bệnh nhân cần thông tin về cách chống stress”.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 106 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Tất cả những người tham gia đều hoàn thành bảng hỏi về trầm cảm, lo âu, căng thẳng, áp lực công việc và áp lực tài chính. Mức độ căng thẳng tâm lý dựa trên các điều kiện xã hội được so sánh và có liên quan tới nguy cơ bị đau tim. Bài náo này, trình bày tại Hội nghị Tim thường niên của Nam Phi năm 2017, lưu ý rằng mức độ căng thẳng tự báo cáo là phổ biến ở những người tham gia. Cũng có nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 3 lần nếu bệnh nhân bị trầm cảm ở bất cứ mức độ nào so với những người không bị trầm cảm.

BS Thu Vân

(Theo THS)


Danh mục: Thông tin y học

Bình luận