Y học hạt nhân – khi khoa học công nghệ cứu cuộc sống con người

Công nghệ hạt nhân được sử dụng để ứng phó với nhiều vấn đề quan trọng của sự phát triển toàn cầu trong các lĩnh vực y tế, sinh học, nông nghiệp và khoa học. Đặc biệt trong y tế,...
Công nghệ hạt nhân được sử dụng để ứng phó với nhiều vấn đề quan trọng của sự phát triển toàn cầu trong các lĩnh vực y tế, sinh học, nông nghiệp và khoa học. Đặc biệt trong y tế, công nghệ mới giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác hơn và tiết kiệm chi phí điều trị (tránh những liệu pháp không phù hợp).

Các ngành chính của y học hạt nhân về chẩn đoán là chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), chẩn đoán phóng xạ, các phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng và cộng hưởng từ phổ biến khác, cho phép phân biệt giữa khối u ác tính và lành tính và để phát hiện các bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời.

Y hoc hat nhan – khi khoa hoc cong nghe cuu cuoc song con nguoi - Anh 1

Máy chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT)

Nhận thức được tầm quan trọng của y học hạt nhân, nước ta hiện đang tích cực phát triển các công nghệ hạt nhân phục vụ cho y tế. Theo ông Nguyễn Hào Quang, phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam VINATOM, công nghệ hạt nhân hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại nước ta và góp phần vào những thành tựu đáng kể trong y tế và nông nghiệp. Một số bệnh viện tại nước ta đã được cung cấp thiết bị bức xạ ion hoá cho thủ tục khám và điều trị.”

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của công nghệ hạt nhân tại nước ta là Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân (CNEST). Biên bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai xây dựng dự án đã được ký kết giữa ROSATOM và Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam vào ngày 29 tháng 6 năm 2017. “Đồng vị phóng xạ sản xuất tại CNEST sẽ được sử dụng cho mục đích chẩn đoán và điu trị các bệnh ung thư, bệnh nội tiết, tim mạch; nhìn chung, y học hạt nhân công nghệ cao sẽ đến gần hơn với người dân cả nước”, ông Evgeny Pakermanov, Chủ tịch Rusatom Overseas cho biết.

Về kinh nghiệm của nước ta trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân trong y tế, từ năm 2016, Viện Năng lượng Nguyên Tử nước ta (VINATOM), Cục An toàn Bức Xạ và Hạt nhân (VARANS) và Bộ Y tế đã cùng phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tham gia xây dựng dự án nhằm củng cố vai trò quản lý của Chính phủ trong việc sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình. PGS. TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho biết đã có sự phối hợp giữa bệnh viện và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA trong nhiều năm qua, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân.

Từ một khoa y học hạt nhân nhỏ thuộc bệnh viện Bạch Mai, GS.TS Mai Trọng Khoa cùng các đồng nghiệp đã xây dựng và phát triển Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung Bướu. Hiện Trung tâm có hơn 200 giường bệnh và đang điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân. GS. TS. Mai Trọng Khoa cho biết: “Việc ứng dụng các kỹ thuật y học hạt nhân, công nghệ phóng xạ và dùng các dược chất xạ chiếu, hóa học xạ trị trong thời gian qua đã giúp Trung tâm chẩn đoán và điều trị các loại ung thư hiệu quả cao cho người bệnh”.

Tại Hội nghị toàn quốc về Khoa học và Công nghệ Hạt nhân lần thứ 12 được tổ chức tại Nha Trang (Khánh Hoà), GS. TS. Mai Trọng Khoa nhấn mạnh rằng Việt Nam là một trong những quốc gia đã sử dụng thành công phương pháp bức xạ ion hoá để chẩn đoán và điều trị ung thư. Theo GS.: “Sau ba tháng theo dõi 60 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư tế gan nguyên phát được điều trị bằng xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y-90, kích thước khối u trung bình giảm từ 6,9cm xuống 4,1cm. Điều này cho thấy các phương pháp xạ trị trong chọn lọc với kỹ thuật mới hiệu quả, điều trị tốt và ít biến chứng ”.

Y hoc hat nhan – khi khoa hoc cong nghe cuu cuoc song con nguoi - Anh 2

GS. TS. Mai Trọng Khoa phát biểu tại Hội nghị

Song, bệnh viện Bạch Mai không phải là đơn vị duy nhất sử dụng công nghệ y học hạt nhân tân tiến này. PGS. TS. BS Lê Ngọc Hà, Chủ nhiệm Khoa Y học Hạt Nhân (Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108) cho biết bệnh viện cũng đã ứng dụng thành công các công nghệ này cho việc chẩn đoán bệnh. Ngành y tế Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định, nhờ vào phương pháp chẩn đoán viêm xương khớp và điều trị nội tiết, nhiễm khuẩn, và thậm chí là điều trị cho trẻ nhỏ. Ông lưu ý thêm rằng các công nghệ hạt nhân cũng được sử dụng thành công để điều trị các bệnh tim mạch, thần kinh và ung thư. PGS. TS. BS. Lê Ngọc Hà tin tưởng rằng Tất cả những kỹ thuật y học hạt nhân nếu được sử dụng đúng thì không gây ra những mối nguy hiểm hay những tác dụng biến chứng nguy hiểm nào.

Y hoc hat nhan – khi khoa hoc cong nghe cuu cuoc song con nguoi - Anh 3

Máy gia tốc tuyến tính tại Viện 108

Những phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ bức xạ là một giai đoạn đầy triển vọng cho sự phát triển của y học. Các công nghệ này được sử dụng để chẩn đoán bệnh tật, cứu hàng ngàn người mỗi năm và thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và giáo dục, cung cấp đào tạo chuyên gia có trình độ cao: các chuyên gia điều trị đồng vị phóng xạ, bác sĩ quang tuyến, chuyên gia ung thư và các nhà vật lý y khoa.


Danh mục: Thông tin y học

Bình luận