Dapagliflozin và kết cục tim mạch ở bn ĐTĐ2

1. Người dịch: ThS.Nguyễn Văn Thực, Khoa Hồi sức tích cực

2. Hiệu đính: PGS.TS. Lê Thu Hòa, Phụ trách Trung tâm ĐT- CĐT

Tổng quan. Sự an toàn tim mạch của dapagliflozin, một thuốc ức chế chọn lọc đồng vận chuyển Na-glucose giúp đào thải glucose qua đường niệu ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2, là chưa được biết rõ.

Phương pháp. Chúng tôi chia các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa vào nhóm điều trị dapagliflozin hoặc giả dược. Kết cục an toàn tiên phát là tổng hợp của các biến cố tim mạch quan trọng (MACE), được định nghĩa là tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ thiếu máu não. Kết cục hiệu quả tiên phát là MACE và tổng hợp của tử vong do tim mạch hoặc nhập viện do suy tim. Các kết cục hiệu quả thứ phát là tổn thương trên thận (giảm trên 40% mức lọc cầu thận ước tính cho tới nhỏ hơn 60ml/ph/1.73m2 diện tích da, bệnh thận giai đoạn cuối mới xuất hiện, hoặc tử vong do nguyên nhân thận hoặc tim mạch) và tử vong do mọi nguyên nhân.

Kết quả. Chúng tôi đánh giá 17160 bệnh nhân, bao gồm 10186 bệnh nhân không có bệnh tim mạch xơ vữa được theo dõi trong thời gian trung bình 4.2 năm. Trong phân tích kết cục an toàn tiên phát, dapagliflozin đáp ứng được tiêu chí định trước là không thua kém giả dược về MACE (ngưỡng trên của 95%CI, <1.3; P<0.001 cho sự không thua kém). Trong 2 phân tích về hiệu quả tiên phát, dapagliflozin không cho thấy giảm tỷ lệ MACE (8.8% ở nhóm dapagliflozin và 9.4% ở nhóm giả dược; HR 0.93; 95%CI, 0.84 - 1.03; P=0.17) nhưng làm giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch hoặc tỉ lệ nhập viện do suy tim (4.9% so với 5.8%; HR 0.83; 95%CI, 0.61 - 0.88; tỉ lệ ngẫu nhiên 0.73 đến 0.95; P=0.005), điều này phản ánh tỉ lệ nhập viện do suy tim thấp hơn (HR, 0.73; 95% CI, 0.61 - 0.88); không có sự khác nhau giữa hai nhóm về tử vong do tim mạch (HR, 0.98; 95% CI, 0.82 - 1.17).

 

 

Biến cố thận xảy ra trong 4.3% ở nhóm dapagliflozin và 5.6% ở nhóm giả dược (HR, 0.76; 95% CI, 0.67 - 0.87), và tử vong do mọi nguyên nhân xảy ra lần lượt ở 2 nhóm là 6.2% và 6.6% (HR, 0.93; 95% CI, 0.82 - 1.04). Toan ceton do đái tháo đường thường gặp hơn ở nhóm dapagliflozin so với nhóm giả dược (0.3% vs. 0.1%, P=0.02), cũng như tỉ lệ nhiễm trùng sinh dục cần dừng liệu pháp điều trị hoặc được xem xét như biến cố nặng (0.9% so với. 0.1%, P<0.001).

Kết luận. Ở những bệnh nhân có đái tháo đường type 2 có hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch xơ vữa, điều trị với dapagliflozin không làm tăng hoặc giảm tỷ lệ MACE so với giả dược nhưng làm giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch hoặc nhập viện do suy tim, kết quả này phản ảnh đến tỉ lệ nhập viện do suy tim giảm

Link bài: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1812389

 

 


Danh mục: Tin tức , Nghiên cứu khoa học , Bài viết chuyên đề

Bình luận
Bài viết liên quan