.png)
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT) sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng trên các bệnh nhân được phẫu thuật tim mở từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015, tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Trong số1127bệnh nhân được phẫu thuật tim mở, 36 trường hợp xuất hiện TDMNT (3,19%),trong đó chèn ép tim (CET) chiếm 44,4%. Thời gian xuất hiện TDMNTsau phẫu thuật tim mở trung bình 18,1±13,7 ngày; 47,2% xuất hiện khi đã ra viện. Kết luận: Tần suất TDMNT sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Tim Hà Nội là 3,19%, trong đó CET chiếm 44,4%.Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu. Siêu âm tim sau mổ đóng vai trò qua trọng trong việc chẩn đoán xác định và chỉ định phẫu thuật dẫn lưu dịch màng tim.Từ khóa: tràn dịch màng ngoài tim, phẫu thuật tim mở, chèn ép tim.
Mục đích. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đối chiếu thương tổn trên siêu âm và trong mổ các bệnh nhân TOF tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2011-1/2015.Phương pháp:Nghiên cứu mô tả dựa trên số liệu thu được từ 155 bệnh nhân TOF được phẫu thuật triệt để.Kết quả:Tuổi phẫu thuật trung bình là 9,88; bệnh nhân có NYHA II 76,13%, NYHA III 23,23%; ngất 16,1%; tím 97,4%; ngón tay dùi trống 70,15%; tiếng thổi tâm thu 85,8%; Số lượng hồng cầu trung bình: 6,23±1,56 x1012/l ; Điện tim có dày thất phải 67,7%; Siêu âm tim: Giá trị Z nhánh phải ĐMP- 0,45 ± 1,42, nhánh trái ĐMP - 0,04 ± 1,53; Chụp cắt lớp đa dãy (MSCT)cho21,93% bệnh nhân khi nghi ngờ tổn thương trên siêu âm tim.Kết luận:Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh TOF là đa dạng, chẩn đoán cần dựa vào siêu âm tim, MSCT là rất cần thiết để xác định tổn thương phức tạp.Kích thước thân và nhánh ĐMP phải là không có sự khác biệt, ngược lại kích thước vòng van và nhánh ĐMP trái có sự khác biệt khi so sánh giữa siêu âm và trong mổ. Từ khóa: Tứ chứng Fallot, sửa toàn bộ, bệnh tim bẩm sinh.
Đặt vấn đề: Phẫu thuật điều trị bệnh lý động mạch chủ vẫn là một thách thức đối với phẫu thuật tim mạch. Bệnh viện Tim Hà Nội bắt đầu phẫu thuật bệnh lý này từ 2006, nhưng mổ số lượng nhiều từ hai năm nay. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm phẫu thuật phồng – lóc động mạch chủ tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 32 hồ sơ bệnh nhân phồng và/hoặc lóc động mạch chủ được phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2015 đến tháng 6/2016.
Kết quả: 32 bệnh nhân được phẫu thuật với 46,9% phồng động mạch chủ, 53,1% lóc động mạch chủ. Tuổi trung bình 52,8 ± 14,1, tỉ lệ nam/nữ 2,2/1.Thời gian cặp ĐMC trung bình là 125,4 ± 47,6 phút, thời gian chạy máy trung bình là 173,0 ± 57,6 phút. Phẫu thuật Bentall được thực hiện phần lớn chiếm 43,8%. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày là 12,5%. Chảy máu phải mổ lại 18,8 %, tổn thương thần kinh sau mổ chiếm 18,8%.
Kết luận: Tỷ lệ tử vong và biến chứng sau phẫu thuật điều trị bệnh lý phồng và lóc ĐMC là khả quan với kỹ thuật mổ và điều kiện gây mê hồi sức tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Từ khóa: Phồng động chủ, lóc động mạch chủ