Chỉ số thuốc trợ tim vận mạch – một công cụ lâm sàng trong điều trị trẻ em sau phẫu thuật tim

1. Mở đầu. Phẫu thuật tim mở ở trẻ em có nguy cơ tử vong và biến chứng  cao(1, 2, 3, 4, 5, 6) vì vậy, cần phải phát hiện và lượng giá các yếu tố lâm sàng ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật có giá trị tiên lượng kết quả ngắn hạn và dài hạn cuộc mổ. Mặc dù có nhiều dữ liệu lâm sàng và sinh lý tại thời điểm nhập khoa hồi sức và những thời điểm sau đó, tuy nhiên vẫn chưa có một chỉ số dùng cho tiên lượng tử vong và biến chứng. Các bác sỹ cần một chỉ số hướng dẫn xác định chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Mặt khác, chỉ số này sẽ chứng minh được tính hữu ích trong việc giải thích với cha mẹ bệnh nhân về  sự hồi phục của đứa trẻ sau cuộc phẫu thuật. Một phương tiện như vậy đã được báo cáo là chỉ số thuốc trợ tim.

Lần đầu tiên, chỉ số thuốc trợ tim được mô tả trong một nghiên cứu của Wernovsky và cộng sự. Mục đích của chỉ số này là lượng giá sự hỗ trợ tuần hoàn ở trẻ sơ sinh sau phẫu thuật chuyển vị đại động mạch. Nghiên cứu của Wernovsky có mục tiêu đánh giá chỉ số thuốc trợ tim (inotropic score – IS) trong việc tiên lượng tử vong và biến chứng trong giai đoạn hậu phẫu sớm ở những bệnh nhân phẫu thuật tim mở (có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể). Nghiên cứu này được thực hiện trên 174 bệnh nhân, trong đó có 43% là bệnh nhân sơ sinh. IS lớn nhất trong 24h đầu, 24h tiếp theo và IS trung bình được ghi nhận. Trị số trung bình IS được tính bằng trung bình chỉ số từng giờ trong 24h đầu và 24h tiếp theo.  Nghiên cứu đã chỉ ra chỉ số thuốc trợ tim vận mạch trong 48h đầu là một yếu tố tiêng lượng có giá trị trong tiên lượng tình trạng nặng (tử vong, ngừng tim, cần hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài, lọc máu và biến chứng thần kinh). IS cao cũng liên quan tới nguy nằm ICU kéo dài, thở máy kéo dài, và thời gian để đạt cân bằng dịch âm. Tuy nhiên, hạn chế của IS là không lượng giá được việc sử dụng các thuốc vận mạch như Nitroprusside, Nitroglycerine, thuốc ức chế Phosphodiester và Vasopressin. Davidson và cộng sự sau đó đã cải tiến chỉ số này (9). Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu quan sát 70 bệnh nhi phẫu thuật tim và đã xây dựng một chỉ số cải tiến có tính đến những thuốc vận mạch, chỉ số này được gọi là chỉ số thuốc trợ tim vận mạch (Vasoactive inotropic score – VIS). VIS và IS đồng thời được đánh giá vào các thời điểm 24h, 48h và 72h sau cuộc phẫu thuật (IS24, 48, 72 và VIS24, 48, 72). Các tác giả đã nhận thấy VIS48 càng cao thì nguy cơ thở máy kéo dài, nằm hồi sức và nằm viện kéo dài càng lớn và VIS có tác dụng tiên lượng tốt hơn IS. Sau đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá về mối liên quan của VIS với nhiều vấn đề sau phẫu thuật. Hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện trên trẻ sơ sinh về những đặc điểm sau phẫu thuật và mức độ phức tạp của phẫu thuật đã được thực hiện. Trẻ sơ sinh phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể có nguy cơ cao hơn so với những nhóm bệnh nhân khác. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong kỹ thuật mổ tim và kiểm soát bệnh nhân sau phẫu thuật, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể trong hai thập niên gần đây. Hiện nay, trọng tâm của những nghiên cứu đang chuyển từ phòng tử vong sang giảm những biến chứng.

[9]. Butts và cộng sự thực hiện một nghiên cứu trên 76 trẻ sơ sinh phẫu thuật sửa toàn bộ có sử dụng tim phổi máy. Các tác giả đã thấy rằng Hội chứng cung lượng tim thấp không tương quan với thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện và chi phí chữa bệnh. VIS càng cao thì càng có tương quan với thời gian thở máy dài, thời gian nằm hồi sức và chi phí càng lớn nhưng không có tương quan với thời gian nằm viện.  Thời gian điều trị không có mối liên quan với kết quả hậu phẫu sớm. VIS lớn nhất không chỉ liên quan nhiều nhất đến thời gian thở máy mà còn với thời gian nằm hồi sức và chi phí điều trị. [11]

Sanil và Aggarwal đã tính toán giá trị peak VIS trong 24h và 48h đầu của 51 bệnh nhân sau gép tim (OHTs). Những bệnh nhân có giá trị peak VIS ≥15 được coi là nhóm có giá trị VIS cao. Những bệnh nhân cần hỗ trợ thuốc vận mạch cao trong 48h đầu sau ghép tim có thời gian nằm hồi dài hơn đáng kể, nhu cầu trợ tim, thở máy nhiều hơn đáng kể và tỷ lệ các biến chứng cao hơn.  Những bệnh nhân có thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể càng cao thì giá trị peak VIS càng cao. Các tác giả đã chứng minh rằng giá trị peak VIS trong 48h đầu  là một marker lâm sàng có hiệu quả và đơn giản trong tiên lượng những biến chứng không ở những bệnh nhân sau ghép tim. [12]

Gaies và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu 391 trẻ, trong đó 141 (36%) là trẻ sơ sinh và định nghĩa giá trị VIS cao là >15 trong 24h đầu. Giá trị VIS có liên quan tới tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày đầu sau mổ, tỷ lệ ngừng tim và nhu cầu hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể, lọc máu, tổn thương thần kinh, thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức. [13]

Với việc sử dụng Levosimendan ngày càng tăng trong điều trị suy tim mạn và suy tim nặng sau phẫu thuật tim ở trẻ em, có ý kiến bổ xung thuốc này trong công thức tính VIS, với cách tính tương tự như Milrion hoặc Amrinon. [14]

Cần có một thang điểm đánh giá mức độ nặng có giá trị thực tiễn cho những bệnh nhân nhi sau phẫu thuật tim, cho thấy sự tương quan mạnh với kết quả lâm sàng. Chỉ số thuốc trợ tim có thể là một marker phản ánh mức độ nặng và lượng giá nhu cầu thuốc vận mạnh giống như một yếu tố tiên lượng kết quả cuối cùng tại thời điểm đánh giá. Mục tiêu của nghiêm cứu này là xác định sự tương qua giữa mức độ hỗ trợ tuần hoàn (thuốc trợ tim và vận mạch với kết quả lâm sàng của những bệnh nhi sau phẫu thuật tim.

2. Đối tượng và phương pháp

Đây là nghiên cứu phân tích hồi cứu 208 bệnh nhân phẫu thuật tim bẩm sinh tại khoa hồi sức phẫu thuật tim trẻ em từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013.  Những biến nghiên cứu trên bệnh nhân[15]: tuổi bệnh nhân, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian thở máy, suy tim, tình trạng nhiễm trùng, những biến chứng huyết học đã được ghi nhận như là những biến độc lập với mức độ tổn thương thận cấp (AKI)[15]. Những biến nhân khẩu học là tuổi phẫu thuật, giới tính, cân nặng lúc phẫu thuật và chẩn đoán. Thông tin trong mổ bao gồm thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp chủ, bằng chứng hội chứng cung lượng tim thấp và điểm Aristole về mức độ phức tạp của phẫu thuật. Những biến sau phẫu thuật bao gồm thời gian thở máy, bằng chứng nhiễm trùng, rối loạn về huyết học, suy gan, lọc máu.

Cách tính IS và VIS

Liều hằng giờ của những thuốc trợ tim và vận mạch được ghi lại trong 48h đầu sau khi bệnh nhân về hồi sức: Dopamin, dobutamine, epinephrin, norepinephrine, milrinone và vasopressin. Trong phân tính của chúng tôi, IS được tính bằng công thức của Wernovsky và công thức được mở rộng để bao hàm các thuốc vận mạch phổ biến trong thực hành để xác định giá trị VIS được xác định theo mô tả của Davidson và cộng sự. [8, 9] và Gaies và cộng sự [13].

IS = Dopamine dose (mcg/kg/phút) + dobutamin dose (mcg/kg/phút) + 100 x epinephrine dose (mcg/kg/phút)

VIS = IS + 10 x Milrinone dose (mcg/kg/phút) + 10000 x Vasopressin dose (U/kg/phút) + 100 x norepinephrine dose (mcg/kg/phút)

Gaies và cộng sự đã phân chia giá trị VIS tối đa thành cao và thấp dựa trên độ nhạy và độ đặc hiệu của đại lượng này trong vai trò yếu tố tiên lượng xấu tại những điểm cut-off khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra điểm cut-off của giá trị VIS tối đa 20-24 trong 24h đầu và 15-19 trong 24h tiếp theo. [8]

Trong nghiên cứu của chúng tôi, VIS <10 được cho là thấp, VIS > 10 là cao. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm dựa trên nhu cầu thuốc trợ tim sau phẫu thuật tim 48h đầu: Nhóm bệnh nhân có VIS < 10 có 154 bệnh nhân và nhóm bệnh nhân có VIS >10 có 54 bệnh nhân

 

 

3. Định nghĩa và kết quả

Chẩn đoán suy tim hay hội chứng cung lượng tim thấp được định nghĩa bởi Hoffman, nó bao gồm sự kết hợp của dấu hiệu giảm tưới máu, tăng các thuốc phải điều trị, lactat máu tăng > 0.22mmol/L hoặc 1 mẫu khí máu có toan chuyển hóa  với BE<-4 có hoặc không có dấu hiệu chênh lệch bão hòa oxy máu động mạch và tĩnh mạch trộn >30% [16].

Rối loạn huyết học được xác định bằng giảm số lượng tiểu cầu (<80G/L) hoặc giảm 50%   số lượng tiểu cầu so với giá trị tiểu cầu lớn nhất trong vòng 48h trước [17].

Suy gan được xác định khi AST tăng >2 lần giá trị giới hạn trên. Thở máy kéo dài là cần thở máy xâm nhập >48h sau phẫu thuật [17]

Kiểm soát dữ liệu

Dữ liệu nhân khẩu học và các biến nghiên cứu được biểu thị bằng giá trị trung bình ±SD. Phân tích hồi quy tuyến tính và đa biến để tìm ra mối liên quan giữa VIS với những biến trước mổ, trong mổ và sau mổ để xác định mối quan hệ giữa chỉ số truốc trợ tim vận mạch với lâm sàng bệnh nhân

Kết quả

Đặc điểm chung

Thời gian nghiên cứu 15 tháng có 208 bệnh nhân. Tuổi trung bình và cân nặng trung bình các bệnh nhân lần lượt là là 66.94 tháng và 16.31kg. Thời gian tuần hoàn ngoài ơ thể và thời giam nằm viện trung bình tương ứng là 71.79 phút và 11.51 ngày. 150 bệnh nhân là bé trai. Thở máy kéo dài 33 bệnh nhân (15.87%). 8 bệnh nhân suy tim nặng trong quá trình phẫu thuật. Nhiễm trùng 19.71%. Nhiễm trùng và thở máy kéo dài là những biến chứng phổ biến nhất. Biến chứng huyết học 10.58%. 5 bệnh nhân (2.4%) tử vong sau phẫu thuật.

Các phẫu thuật thực hiện bao gồm phẫu thuật vá Thông liên thất (TLT), sửa toàn bộ bất thường đổ về tĩnh mạch phổi hoàn toàn (TAPVC), sửa toàn bộ tứ chứng Fallot, phẫu thuật chuyển vị đại động mạch, phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ, phẫu thuật sửa toàn bộ thân chung động mạch và phẫu thuật Fontan.

Phân tích hồi quy tuyến tính

Được thực hiện để làm sang tỏ mối liên quan giữa VIS và các biến nghiên cứu. 110 bé trai có giá trị VIS thấp (<10) tại thời điểm 48h sau phẫu thuật, 44 bệnh nhân nam có giá trị VIS cao. 44 bệnh nhân nữ có giá trị VIS thấp, 14 bệnh nhân nữ có VIS cao. Trong những phân tích đã thực hiện, không có mối tương quan nào giữa VIS và giới tính. [bảng 1]. Tuổi trung bình của bệnh nhân có VIS <10 là 81 tháng. Tuổi trung bình của những bệnh nhân có VIS >10 xấp xỉ 26 tháng.

Có mối tương quan giữa tuổi phẫu thuật với giá trị VIS tối đa trong 48h đầu sau phẫu thuật (p<0.001). Khối lượng trung bình của những bệnh nhân có VIS <10 là 18kg. Khối lượng trung bình của những bệnh nhân có VIS >10 là 26kg. Có mối liên quan giữa cân nặng lúc phẫu thuật với giá trí VIS lớn nhất trong 48h đầu sau phẫu thuật (P<0.001 bảng 1)

Những bệnh nhân có VIS thấp có thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 61 phút và những trẻ có VIS cao có thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 102 phút. Có sự liên quan giữa thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể và giá trị VIS tại thời điểm 48h sau phẫu thuật (p<0.001).

3 bệnh nhân suy tim cấp trong quá trình phẫu huật có giá trị VIS thấp và 5 bệnh nhân còn lại có giá trị VIS cao. Có sự lien qua giữa suy tim cấp và giá trị VIS (p = 0.0164 [bảng 1]). Có mối liên quan tương tự giữa giá trị VIS và các biến sau phẫu thuật: tình trạng nhiễm trùng, biến chứng huyết học, suy gan, tổn thương thận cấp sau phẫu thuật, tỷ lệ tử vong, thở máy kéo dài và thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể và thời gian nằm viện.

Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích này được thực hiện xác định giá trị VIS có là yếu tố tiên lượng độc lập cho tình trạng nằm viện, tổn thương thận cấp và tỷ lệ tử vong hay không. Nghiên cứu không tìm ra ý nghĩa thống kê.

4. Bàn luận

Phẫu thuật tim bẩm sinh thường gây giảm cung lượng tim trong quá trình ngay sau phẫu thuật, nặng nề nhất là giai đoạn 12h-24h đầu sau phẫu thuật. Khoảng 25% các bệnh nhi phẫu thuật tim xuất hiện hội chứng cung lượng tim thấp và những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong sau phẫu thuật lớn. Kiểm soát những bệnh nhân này dựa vào nhiều chiến lược trọng tâm là điều trị hội chứng cung lượng tim thấp. Sử dụng thuốc trợ tim vận mạch sau phẫu thuật là một phần của điều trị làm giảm nguy cơ hội chứng cung lượng tim thấp [17].

Các thuốc vận mạch được sử dụng từ phòng mổ theo chỉ định của phẫu thuật viên và bác sỹ gây mê. Những bệnh nhân hạ huyết áp, trước tiên được dung dobutamine và epinephrine. Thuốc có mạch được sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp nhanh dai dẳng hoặc có tình trạng nhịp nhanh xoang giảm thời gian tâm trương. Không có nhiều hướng dẫn cho việc bắt đầu sử dụng và điều chỉnh liều cho các thuốc này [8]. Davideson và cộng sự đã phát hiện được giá trị VIS tại thời điểm 48h sau phẫu thuật càng lớn  có liên quan đáng kể đến giá trị VIS và IS taị hời điểm 24h,48h, 72h sau phẫu thuật và giá trị lớn nhất của VIS và IS trong 48h đầu sau phẫu thuật (VIS48 max và IS48 max). Các kết quả trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian sử dụng các thuốc trợ tim vận mạch quan trọng hơn liều lượng các thuốc này trong tiên lượng kết quả sau mổ sớm. Các tác giả đã thảo về việc giá trị VIS48 có thể ít quan trọng đối với những bệnh nhân suy tim thoáng qua, những bệnh nhân này có kết quả tốt, trong khi giá trị này có thể chỉ ra các bệnh nhân tổn thương cơ tim dài, phẫu thuật chưa triệt để hoặc liệt mao mạch. VIS48 có ưu điểm là có thể thu thập số liệu đơn giản (tại giường) và dễ dàng tính toán [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tính giá trị VIS tối đa trong 48h đầu và thấy rằng giá trị này liên quan đáng kể đến kết quả tồi hoặc biến chứng hoặc tử vong sau phẫu thuật.

Trong nghiên cứu này, tương quan mạnh được tìm thấy giữa hỗ trợ hô hấp dài ngày với giá trị VIS cao. 25 bệnh nhân phải hỗ trợ hô hấp dài ngày có giá trị VIS48 cao. 8 đứa trẻ có VIS thấp nhưng vẫn hỗ trợ hô hấp dài ngày đều có những nguyên nhân khác gây suy hô hấp bao gồm bất thường đường thở (2 bệnh nhân) (nhuyễn phế quản), phù thanh quản phải đặt lại nội khí quản (4 bệnh nhân) và liệt hoành (2 bệnh nhân). Phân tích những biến ICU và biến số khi nằm viện, Davidson và cộng sự đã khẳng định, có thể do nhiều yếu tố không liên quan trực tiếp với VIS, chẳng hạn như chậm tiêu, liệt dây thanh, tổn thương thần kinh bế vị và tràn dịch dưỡng chấp. Kể cả khi có sự xuất hiện các yếu tố này, VIS48 vẫn chỉ ra mối liên quan mạnh với thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện. Butts và cộng sự giải thích sự không liên quan giữa VIS max với thời gian nằm viện trong nghiên cứu của họ trong đó trẻ sơ sinh do tính phức tạp của những vấn đề khác tác động đến thời gian nằm viện của trẻ sơ sinh (kém ăn) [11]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự tương quan mạnh mẽ giữa thời gian nằm viện và chỉ số VIS.

Từ nghiên cứu đã thực hiện chúng tôi cho rằng VIS cao có lẽ là một marker chỉ ra tình trạng suy chức năng tâm thất trong giai đoạn sau mổ sớm. Sự suy giảm này có thể cần hỗ trợ trợ tim vận mạch dài, dễ xuất hiện các biến chứng sau mổ và hạn chế chức năng phổi cản trở quá trình hồi phục, đặc biệt là tình trạng dinh dưỡng [9].

Trong nghiên cứu theo dõi dọc chúng tôi thấy rằng tuổi phẫu thuật, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, suy tim nặng, nhiễm trùng và biến chứng huyết họcđược xem như là những biến độc lập của tổn thương thận cấp [15]. Chúng tô thấy rằng chỉ số VIS liên quan nhiều đến trẻ nhỏ, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể dài, suy tim cấp, thở máy, tổn thương thận cấp và suy đa tạng và nằm viện kéo dài. Vì vậy, cũng có có gì ngạc nhiên nếu thấy rằng chỉ số VIS không thể là một biến độc lập trong phân tích đa biến. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tô là một nghiên cứu đơn trung tâm với cỡ mẫu nhỏ phân tích hồi cứu. IS và chỉ số cải tiến của nó là một phương tiện tốt trong việc lượng giá mức độ nặng sau phẫu thuật tim mở có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Kết quả của nghiên cứu này đã cho biết thêm bằng chứng trẻ em phẫu thuật tim mở có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể có nhu cầu thuốc vận mạch cao trong giai đoạn sau phẫu thuật sẽ tăng nguy có tử vong và biến chứng. Chỉ số thuốc trợ tim vận mạch có thể được sử dụng như một công cụ hữu ích cho các nhà hồi sức quyết định lựa chọn điều trị và chẩn đoán trong khi giải thích cho cha mẹ bệnh nhân về khả năng hồi phục của đứa trẻ.

Những nghiên cứu trong tương lai cần xác định liệu kết quả của chúng tôi cơ thể nhân rộng trong nhiều trung tâm và liệu nó có thể tiên lượng kết quả lâm sàng của bệnh nhân. Chúng tôi tin tưởng rằng công cụ này có thể cải thiện được bằng chứng cho việc thực hành lâm sàng và cải thiện chất lượng của trong điều trị bệnh nhi ở ICU

Chú thích

Ủng hộ: Nil

Phản đối: Không

Tài liệu tham khảo

1. Curzon CL, Milford-Beland S, Li JS, O'Brien SM, Jacobs JP, Jacobs ML, et al. Cardiac surgery in infants with low birth weight is associated with increased mortality: Analysis of the Society of Thoracic Surgeons Congenital Heart Database. J Thorac Cardiovasc Surg. 2008;135:546–51. [PubMed: 18329467]

2. Dorfman AT, Marino BS, Wernovsky G, Tabbutt S, Ravishankar C, Godinez RI, et al. Critical heart disease in the neonate: Presentation and outcome at a tertiary care center. Pediatr Crit Care Med. 2008;9:193–202. [PubMed: 18477933]

3. Gaynor JW, Mahle WT, Cohen MI, Ittenbach RF, DeCampli WM, Steven JM, et al. Risk factors for mortality after the Norwood procedure. Eur J Cardiothorac Surg. 2002;22:82–9. [PubMed: 12103378]

4. Mahle WT, Tavani F, Zimmerman RA, Nicolson SC, Galli KK, Gaynor JW, et al. An MRI study of neurological injury before and after congenital heart surgery. Circulation. 2002;106:I109–14. [PubMed: 12354718]

5. McQuillen PS, Barkovich AJ, Hamrick SE, Perez M, Ward P, Glidden DV, et al. Temporal and anatomic risk profile of brain injury with neonatal repair of congenital heart defects. Stroke. 2007;38:736–41. [PubMed: 17261728]

6. Stasik CN, Gelehrter S, Goldberg CS, Bove EL, Devaney EJ, Ohye RG. Current outcomes and risk factors for the Norwood procedure. J Thorac Cardiovasc Surg. 2006;131:412–7. [PubMed: 16434272]

7. Wernovsky G, Wypij D, Jonas RA, Mayer JE, Jr, Hanley FL, Hickey PR, et al. Postoperative course and hemodynamic profile after the arterial switch operation in neonates and infants. A comparison of low-flow cardiopulmonary bypass and circulatory arrest. Circulation. 1995;92:2226–35. [PubMed: 7554206]

8. Gaies MG, Gurney JG, Yen AH, Napoli ML, Gajarski RJ, Ohye RG, et al. Vasoactive-inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in infants after cardiopulmonary bypass. Pediatr Crit Care Med. 2010;11:234–8. [PubMed: 19794327]

9. Davidson J, Tong S, Hancock H, Hauck A, Cruz E, Kaufman J. Prospective validation of the vasoactive inotropic score and correlation to short-term outcomes in neonates and infants after cardiothoracic surgery. Intensive Care Med. 2012;38:1184–90. [PMCID: PMC4984395] [PubMed: 22527067]

10. Balaguru D, Haddock PS, Puglisi JL, Bers DM, Coetzee WA, Artman M. Role of the sarcoplasmic reticulum in contraction and relaxation of immature rabbit ventricular myocytes. J Mol Cell Cardiol. 1997;29:2747–57. [PubMed: 9344769]

11. Butts RJ, Scheurer MA, Atz AM, Zyblewski SC, Hulsey TC, Bradley SM, et al. Comparison of maximum vasoactive inotropic score and low cardiac output syndrome as markers of early postoperative outcomes after neonatal cardiac surgery. Pediatr Cardiol. 2012;33:633–8. [PMCID: PMC3989285] [PubMed: 22349666]

12. Sanil Y, Aggarwal S. Vasoactive-inotropic score after pediatric heart transplant: A marker of adverse outcome. Pediatr Transplant. 2013;17:567–72.[PubMed: 23773439]

13. Gaies MG, Jeffries HE, Niebler RA, Pasquali SK, Donohue JE, Yu S, et al. Vasoactive-Inotropic Score Is Associated With Outcome After Infant Cardiac Surgery: An Analysis From the Pediatric Cardiac Critical Care Consortium and Virtual PICU System Registries. Pediatr Crit Care Med. 2014;15:529–37.[PMCID: PMC4159673] [PubMed: 24777300]

14. Favia I, Vitale V, Ricci Z. The vasoactive-inotropic score and levosimendan: Time for LVIS? J Cardiothorac Vasc Anesth. 2013;27:e15–6. [PubMed: 23507021]

15. Sethi SK, Sharma R, Kumar M, Bazaz S, Bhan A, Kher V. Incidence and Risk Factors of Acute Kidney Injury and Mortality in Pediatric Cardiothoracic ICU: First Prospective Study from India. Proceedings of the 1st international Symposium on AKI in Children at the 7th International Conference on Pediatric Continuous Renal Replacement therapy; 2012 September 27-30; Ohio; USA. Pediatr Nephrol. 2013;28:1379–532.

16. Hoffman TM, Wernovsky G, Atz AM, Bailey JM, Akbary A, Kocsis JF, et al. Prophylactic intravenous use of milrinone after cardiac operation in pediatrics (PRIMACORP) study. Prophylactic intravenous use of milrinone after cardiac operation in pediatrics. Am Heart J. 2002;143:15–21. [PubMed: 11773907]

17. Sethi SK, Goyal D, Yadav DK, Shukla U, Kajala PL, Gupta VK, et al. Predictors of acute kidney injury post-cardiopulmonary bypass in children. Clin Exp Nephrol. 2011;15:529–34. [PubMed: 21479987]

 

 

Biến số

VIS<10 (n = 154)

%

VIS>10 (n = 54)

%

p

Giới tính nam

110(71.43)

40(74.07)

0.7114

Tuổi (tháng)

80.85±102.12

27.26±58.93

<0.001*

Cân nặng

18.90±16.89

8.92±13.21

<0.001*

CPB (phút)

61.25±27.44

101.62±48.26

<0.001*

Suy tim cấp

3(1.95)

5(9.26)

0.0164*

Nhiễm trùng

18(11.69)

23(42.59)

<0.001*

Biến chứng huyết học

7(4.55)

15(27.78)

<0.001*

Suy gan

5(3.25)

11(20.27)

<0.001*

AKI lúc về khoa

5(3.25)

15(27.78)

<0.001*

Tử vong

0(0.00)

5(9.26)

<0.001*

Thở máy kéo dài

8(5.19)

25(46.30)

<0.001*

IS max

5.36±2.21

14.98±3.57

<0.001*

Nằm viện (ngày)

10.91±2.21

13.25±4.16

 

Bảng 1: Kết quả nghiên cứu

CPB: Cardiopulmonary bypass; AKI: acute kidney injury; VIS: Vasoactive inotrope score


Danh mục: Đề tài

Bình luận