Sự tiến triển của vôi hóa động mạch vành nhanh hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém so với bệnh nhân được kiểm soát tốt: Kết quả từ nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall

Sự tiến triển của vôi hóa động mạch vành nhanh hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém so với bệnh nhân được kiểm soát tốt: Kết quả từ nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall

Tác giả. Bernd Kowall, Nils Lehmann, Amir-Abbas Mahabadi, Susanne Moebus, Thomas Budde, Rainer Seibel, Dietrich Grönemeyer, Raimund Erbel, Karl-Heinz Jöckel, Andreas Stang.

Tổng quan. Mục tiêu. Đánh giá mối liên quan giữa HbA1c và sự tiến triển vôi hóa mạch vành (CAC) ở người có và không có đái tháo đường (ĐTĐ).

Phương pháp. Từ nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall, nghiên cứu thuần tập trên dân số Đức (n= 3453, tuổi 45-74 tuổi), mức độ vôi hoá ĐMV được đánh giá bằng chụp cắt lớp vi tính tại thời điểm nghiên cứu và sau 5 năm theo dõi. Tại thời điểm nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu được chia làm 5 nhóm: đái tháo đường đã chẩn đoán kiểm soát kém (HbA1c ≥ 7.0%) và kiểm soát tốt (HbA1c ≤ 7.0%) (nhóm I/II); Nhóm chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đây với HbA1c ≥6.5% (nhóm III), HbA1c 5.7-6.4% (nhóm IV) và HbA1c ≤ 5.7% (nhóm V). Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy Logistic và hồi quy Robust Poisson để đánh giá mối liên quan giữa các nhóm đái tháo đường với PF5 (yếu tố vôi hóa mạch vành sau 5 năm nặng hơn ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu) và phân loại các mức độ thay đổi vôi hóa mạch vành, tương ứng.

Kết quả. So sánh với nhóm V, phần trăm tăng trung bình hình học của chỉ số PF5 đã hiệu chỉnh (độ tin cậy 95% – CI 95%) của các nhóm I tới nhóm IV lần lượt là 69,1% (33,9% - 113,6%), 15.4% (−5.6% -> 41.1%), −4.1% (−22.2% -> 18.2%), 4.2% (−5.4% -> 14.8%). Tỷ suất chênh OR hàng năm của mức độ vôi hoá ĐMV tăng ≥ 100 đơn vị Agatston (tham chiếu: <10) tương ứng là 10,0 (4,8 - 20,6), 4,0 (2,1 - 7,6), 1,5 (0,7 - 3,2), và 1,1 (0,7 - 1,8).

Kết luận. Những bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường, tiến triển vôi hóa mạch vành nhanh hơn ở các bệnh nhân kiểm soát kém. Với những bệnh nhân ĐTĐ mới phát hiện có HbA1c ≥ 6,5%, mối liên quan với tiến triển vôi hóa mạch vành là yếu.

1. Giới thiệu. ĐTĐ typ 2 và tiền ĐTĐ làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch (Ford, Zhao, & Li, 2010; Selvin, Steffes, Zhu, et al., 2010; Tabak, Herder, Rathmann, Brunner, & Kivimäki, 2012; The Emerging Risk Factors Collaboration, 2010). Trong một phân tích gộp hơn 700 000 người từ 102 nghiên cứu tiến cứu, người ĐTĐ có tỉ suất nguy cơ mắc bệnh ĐMV tăng gấp 2 lần (95% CI: 1,83-2,19) và nguy cơ đột quỵ gấp 1.84 lần (95% CI: 1,59-2,13) so với người không bị ĐTĐ, sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi, giới, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể và tăng huyết áp tâm thu (The Emerging Risk Factors Collaboration, 2010).

 

Mức độ vôi hoá ĐMV là một chỉ số cận lâm sàng của xơ vữa mạch máu, và hơn thế nữa nó là một yếu tố nguy cơ mạnh của biến cố tim mạch (Erbel, Möhlenkamp, Moebus, và cs, 2010; Joshi, Patel, Blaha, và cs, 2016; Kara, Mahabadi, Berg, và cs, 2014; Möhlenkamp, Lehmann, Moebus, và cs, 2011; Zeb & Budoff, 2015). Hơn nữa tiến triển của vôi hoá ĐMV được biết đến có liên quan với tần suất xuất hiện bệnh động mạch vành (Budoff, Young, Lopez, và cộng sự, 2013). Tăng độ vôi hóa mạch vành có thể là một trong các cơ chế của mối liên quan giữa ĐTĐ và bệnh lý tim mạch. Điều này khuyến khích các nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa ĐTĐ và sự hiện diện hoặc tiến triển của mảng xơ vữa ĐMV. Sự có mặt và tiến triển của vôi hoá ĐMV có tỉ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân có đái tháo đường – xác định bằng đương máu lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h theo nghiên cứu Framingham Offspring và nghiên cứu Multiethnic Study of Atherosclerosis (Meigs, Larson, D'Agostino, và cộng sự, 2002;Wong, Nelson, Granston, và cộng sự, 2012).

Hơn nữa, tiền ĐTĐ được định nghĩa là tình trạng giảm dung nạp glucose được chỉ ra có mối liên quan với vôi hoá ĐMV trong phân tích cắt ngang có hiệu chỉnh German Heinz Nixdorf Recall (Moebus, Stang, Möhlenkamp, và cộng sự, 2009). Trong hai nghiên cứu cắt ngang sâu hơn, mối liên quan giữa rối loạn đường huyết lúc đói với sự hiện diện của vôi hoá ĐMV là thấp hoặc thậm chí không có sau khi hiệu chỉnh thống kê (Rutter, Massaro, Hoffmann, O′Donnell, & Fox, 2012; Xing, Neeland, Odette Gore, et al., 2014).

Mối liên quan giữa HbA1c và mức độ vôi hoá ĐMV tới nay vẫn ít được nghiên cứu mặc dù HbA1c có chức năng kép: một là, là chất chỉ điểm để đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết dài hạn của bệnh nhân đái đường (American Diabetes Association, 2016), và hiện được xem xét là 1 yếu tố đánh giá việc kiểm soát tốt đường huyết có tương quan thuận với tiến triển vôi hoá ĐMV. Thứ hai, HbA1c được khuyến cáo là một tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (American Diabetes Association, 2016a, World Health Organization, 2011; International Expert Committee, 2009). Không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ĐTĐ, và các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường chỉ có ý nghĩa khi đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao mắc biến chứng đái tháo đường (International Expert Committee, 2009). Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá nào trên đối tượng có HbA1c là 6,5% có tiến triển vôi hoá ĐMV nặng hơn những đối tượng có mức HbA1c thấp hơn. Bên cạnh các nghiên cứu cắt ngang về mối liên quan giữa HbA1c và mức độ vôi hoá ĐMV (Chang, Yun, Jung, et al., 2013; McNelly, McClelland, Bild, và cộng sự, 2009; Xing và cộng sự, 2014), chỉ có một vài nghiên cứu thuần tập (Anand, Lim, Darko, và cộng sự, 2007; Budoff, Yu, Nasir, et al., 2005; Carson, Steffes, Carr, et al., 2015). Trong 2 nghiên cứu thuần tập trên bệnh nhân ĐTĐ , một sử dụng phân loại nhưng không sử dụng các tiêu chuẩn liên tục cho tiến triển của vôi hoá ĐMV (Anand et al., 2007), còn nghiên cứu còn lại đưa ra kết quả phân tích chưa hiệu chỉnh (Budoff et al., 2005), do đó cần những nghiên cứu phân tích sâu hơn

Mục tiêu kép của chúng tôi là: Những người chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đây, chúng tôi đánh giá ĐTĐ mới được chẩn đoán bằng tiêu chuẩn HbA1c 6.5% có tác động như thế nào tới tiến triển của vôi hoá ĐMV. Với bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ trước đó, chúng tôi đánh giá kiểm soát đường máu tốt và kém (được đánh giá bằng HbA1c ≥ 7.0%) thì có mối liên quan như nào tới tiến triển của mức độ vôi hoá ĐMV.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Quần thể nghiên cứu

Nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall (HNRS) là một nghiên cứu thuần tập tiến hành ở 3 thành phố lớn (Bochum, Essen, Mülheim) ở vùng Ruhr Đức. Tỷ lệ và thiết kế của nghiên cứu này được mô tả chi tiết trong nghiên cứu của Schmermund, Möhlenkamp, Stang, và cộng sự năm 2002. Về cơ bản, quần thể nghiên cứu gồm 4814 đối tượng (48,9% nam, 45-76 tuổi). Thời điểm bắt đầu nghiên cứu từ 2000 đến 2003, các đối tượng được theo dõi trong 5 năm, kết thúc nghiên cứu từ 2005 đến 2008, thời gian theo dõi trung vị là 5,1 năm. Tỷ lệ theo dõi đủ năm năm là 90,2%. Dữ liệu đánh giá ở thời điểm ban đầu và sau 5 năm bao gồm điền vào bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp và khám thực thể bao gồm các phép đo nhân trắc và các xét nghiệm toàn diện.

         Nghiên cứu loại trừ những bệnh nhân có bệnh mạch vành từ trước tại thời điểm nghiên cứu (n-327). Đối tượng được đưa vào nghiên cứu là những người không có vôi hoá ĐMV ở thời điểm nghiên cứu và bắt đầu theo dõi (n=3675). Trong 5 năm theo dõi, những bệnh nhân đặt stent, phẫu thuật bắc cầu chủ vành, nong bóng động mạch vành có thể dẫn tới nhiễu trong việc đánh giá mức độ vôi hoá ĐMV, và được loại khỏi nghiên cứu (n=154). Ngoài ra, chúng tôi còn loại trừ các đối tượng ngoài độ tuổi nghiên cứu (45-74 tại thời điểm bắt đầu, 50-79 sau 5 năm theo dõi, n= 12), các đối tượng thiếu thống tin về các biến nghiên cứu (n=28), các đối tượng không thiếu giá trị HbA1c (n=28). Còn lại 3453 bệnh nhân được đưa vào phân tích. Trong số 3453 đối tượng nghiên cứu có 1243 bệnh nhân có mức độ vôi hoá ĐMV (CAC) = 0 tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Phân nhóm này được sử dụng để phân tích sự tiến triển CAC khởi phát với các biến phụ thuộc. Một sơ đồ biến thiên được trình bày ở phần phụ lục.

Nghiên cứu đã được đồng thuận bởi hội đồng y đức đại học y khoa lâm sàng Essen. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều kí phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu.

 

 

2.2. Đánh giá mức độ vôi hoá ĐMV

Mức độ vôi hoá ĐMV được đánh giá bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính điện toán không cản quang (EBCT),với các đầu quét C-100 hoặc C-150 (GE Imatron, South San Francisco, CA, USA) tại thời điểm ban đầu và sau theo dõi theo phác đồ (Erbel, Lehmann, Churzidse, et al., 2014). Kích hoạt điện tim tham chiếu được thực hiện trong 80% khoảng RR. Tiến hành thu nhận hình ảnh ở cả 2 lần cắt với các lớp cắt dày 3mm từ chỗ chia 2 phế quản gốc đến mỏm tim trong khoảng thời gian 100m. CAC được định nghĩa là sự tập trung ở ít nhất 4 lát cắt với mật độ CT ≥ 130 đơn vị Hounsfield. Điểm CAC Agatston được tính bằng tổng điểm CAC của tất cả các điểm trong hệ thống mạch vành. Điểm số CAC ở thời điểm ban đầu không được thông báo cho đối tượng nghiên cứu cũng như bác sĩ điều trị của họ.

Điểm CAC sẽ được đánh giá lại trong trường có sự tiến triển tăng lên hoặc giảm đi quá mức của điểm CAC tại thời điểm ban đầu so với thời điểm sau 5 năm theo dõi để đảm bảo tính chính xác (CAC tại thời điểm ban đầu (CAC­_BL) ≤ 10 đơn vị Agatston  tới điểm CAC sau 5 năm (CAC _5Y) > 50 đơn vị Agatston, CAC_BL >20 tới CAC_5Y ≤ 10, hoặc thay đổi hàng năm > 30% hoặc < -7%, phép toán cho việc điều chỉnh các yếu tố  này được tạo bởi Detrano (Detrano, Anderson, Nelson, et al., 2005). Trong những trường hợp này (n = 244), một người đọc có nhiều năm kinh nghiệm trong đánh giá EBCT tim mạch và không biết về yếu tố nguy cơ của người tham gia sẽ đọc điểm CAC lần hai.

2.3. Đánh giá ban đầu HbA1c và các biến số

HbA1c được đo bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch tại 340/700 nm (đục kế BNII, Dade-Behring, Deerfield, IL, USA). Những bệnh nhân đã có ĐTĐ từ trước là những người đã được bác sĩ chẩn đoán ĐTĐ hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết (ATC code A10). Dữ liệu cân nặng được thu thập từ hệ thống đo lường của công ty seca (seca gmbh & co. kg, Hamburg, Germany). Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng m. Huyết áp được xác định từ giá trị trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3 của 3 lần đo cách nhau ít nhất 3 phút (Omron 705_CP, OMRON, Germany) và được phân loại theo JNC-VII (Stang, Moebus, Möhlenkamp, et al., 2006).

         Nồng độ triglyceride và cholesterol huyết thanh được đánh giá bằng máy phân tích tự động (ADVIA 1650, Siemens Medical Solutions, Erlangen, Germany). Tình trạng sử dụng rượu, hút thuốc lá, trình độ học vấn, sử dụng statins (ATC code C10AA) và sử dụng thuốc hạ áp (AT code C02) được thu thập ở thời điểm phỏng vấn nghiên cứu. Lượng ethanol nguyên chất sử dụng tính bằng g/ngày gồm các loại bia, rượu vang, rượu soda, spirits. Người hút thuốc lá được chia 3 nhóm (hiện tại, đã từng, chưa từng hút) (Jöckel, Lehmann, Jaeger, et al., 2009). Trình độ học vấn được phân loại thấp, trung bình, cao theo ba cấp học của hệ thống trường học ba cấp ở Đức.

2.4. Phân tích thống kê

Với tất cả các mô hình hồi quy, các phân loại sau đây của HbA1c được sử dụng: có ĐTĐ trước đó với HbA1c ≥ 7,0%; có ĐTĐ trước đó với HbA1c < 7,0%, không có ĐTĐ trước đó với HbA1c ≥ 6,5%, không có ĐTĐ trước đó với HbA1c 5,7-6,4% trong đó chẩn đoán đái tháo đường dựa trên tiêu chuẩn về mức đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp Glucose được đề xuất bởi hội Đái thóa đường Mỹ (2016); không có ĐTĐ trước đó với HbA1c < 5,7%.

Trong tất cả các phân tích hồi cứu, có ba mô hình được thiết lập: một mô hình thô; một mô hình được hiệu chỉnh tuổi-giới; một mô hình hiệu chỉnh về tuổi, giới, BMI, hút thuốc (chưa từng, đã từng, hiện tại), sử dụng rượu (g/ngày), trình độ học vấn (thấp, trung bình, cao), huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, sử dụng thuốc hạ áp, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglycedide và sử dụng statin. Với những bệnh nhân không có CAC ở thời điểm nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy Poison với các biến sai số chặt để ước lượng nguy cơ tương đối (CI 95%) cho mối liên quan giữa các phân nhóm HbA1c và CAC tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (Spiegelman & Hertzmark, 2005). Có vài phương pháp phân tích thống kê đánh giá tiến triển của CAC đã được đưa ra (Mahabadi et al., 2015). Chúng tôi sử dụng ba phương pháp phân tích hồi quy khác nhau để đánh giá mối liên quan giữa phân loại HbA1c và tiến triển CAC:

1. Đánh giá CAC tại thời điểm 5 năm (CAC _5Y) được mô phỏng từ phần trăm CAC đặc hiệu theo giới và tuổi tại thời điểm ban đầu, tính bởi công thức ngoại suy hàm mũ theo phần trăm của đối tượng nghiên cứu với khoảng thời gian T giữa các phép đo (Schmermund et al., 2002). Một ngưỡng xác định trước được ước tính bằng khoảng 20% các trường hợp quan sát rơi vào giá trị dự đoán trước ở thời điểm sau 5 năm theo dõi. Phân loại tiến triển CAC được chia thành trong ngưỡng (kì vọng), trên ngưỡng (nhanh), dưới ngưỡng (chậm) đã được sử dụng là biến kết cục (tham khảo: kì vọng) trong mô hình hồ quy đa thức. Nói cách khác “nhanh” hay “chậm” nghĩa là nhanh hơn (chậm hơn) so với kì vọng từ ngoại suy giá trị CAC ban đầu.

2. Chúng tôi tính toán tiến triển CAC tại thời điểm sau 5 năm- PF5 (đây là yếu tố xác định bởi CAC sau 5 năm theo dõi có giá trị lớn hơn CAC tại thời điểm ban đầu, xem công thức 1 bên dưới), chúng tôi đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính với ln (PF5) như là biến phụ thuộc và các phân nhóm HbA1c là phơi nhiễm đáng quan tâm. Để có sự diễn giải có ý nghĩa hệ số hồi quy, chúng tôi tính toán eβ-1 với β biểu thị hệ số hồi quy. eβ-1 có thể được hiểu là tăng tỷ lệ phần trăm của trung bình hình học (xem công thức 2 và 3). Ví dụ như, eβ-1 = 0,2 của những bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát tốt có nghĩa là giá trị trung bình hình học của PF5 trong phân nhóm đó lớn hơn 20% trung bình hình học của PF5 ở các phân nhóm tham chiếu (BN ĐTĐ chưa được chẩn đoán cóHbA1 < 5,7%)

Công thức 1: PF5 = ((CAC_5Y + 1)/(CAC_BL +1))5/T

T biểu thị thời gian theo dõi từng cá nhân.

Công thức 2: trung bình hình học (GM) của PF5 được tính toán như là phơi nhiễm (nghĩa là (lnPF5), tương đương với GM PF5 = (PF5,1 × PF5,2 × … × PF5,n)1/n, trong đó PF5, k là yếu tố tiến triển của từng cá thể kth.

Công thức 3: eβ-1 lần 100 có thể được giải thích là 100. [GM (x +1) / (GM (x)) - 1]: số lượng này là phần trăm tăng trung bình hình học (GM) của PF5 liên quan đến sự gia tăng của x của 1.

3. Từ sự thay đổi giá trị tuyệt đối của CAC  (CAC_5Y − CAC_BL), một biến phân loại cho sự thay đổi CAC hàng năm (≥100; 10–99; <10) được coi như một biến phụ thuộc trong những phân tích hồi quy đa biến. Các mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu có thể không được thiết lập giả định tỷ lệ khả dĩ (proportional odds assumption) không đầy đủ.

Trong các phân tích bổ sung, phương pháp thống kê 1 và 2 được phân tầng theo giới tính. Hơn nữa, chúng tôi đánh giá sự thay đổi kết quả mạnh mẽ như thế nào sau khi loại trừ bệnh nhân ĐTĐ type1 ra khỏi phân tích.

         Tất cả các phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SAS 9.4. Chúng tôi tính toán và ghi nhận khoảng tin cậy để đánh giá độ chính xác ước lượng của chúng tôi bởi vì mục đích của chúng tôi là định tính chứ không phải là một test định lượng (Lash, 2007; Sterne & Davey Smith, 2001). Chúng tôi muốn tránh những sai số xuất bản bằng cách chỉ báo cáo những kết quả đáng kể. Thay vào đó, chúng tôi đánh giá giá trị ước tính của chúng tôi theo độ chính xác và hiệu lực của chúng.

3. Kết quả

Độ tuổi trung bình trong cả nhóm nghiên cứu là 58,9 tuổi (độ lệch chuẩn: 7,6 năm), và 46,9% đối tượng nghiên cứu là nam giới. Trong 3453 người tham gia nghiên cứu, có 223 người (6,5%) đã biết ĐTĐ trước đó, 114 (3,3%) người khác mới được chẩn đoán ĐTĐ bằng xét nghiệm HbA1c, và 653 (18,9%) có HbA1c trong khoảng 5,7 – 6,4% (bảng 1). Những người đã có tiền sử ĐTĐ hoặc mới phát hiện thì thường là nam nhiều hơn và thường có nhiều hơn một rối loạn chuyển hóa (BMI cao hơn, HA tâm thu cao hơn, triglyceride cao hơn, HDL cholesterol thấp hơn).

Trong phân nhóm không có CAC tại thời điểm nghiên cứu (n=1243; 73% nữ giới), 315 người (25,15%) có CAC > 0 ở thời điểm đánh giá lại sau theo dõi. Trong phân nhóm này, nguy cơ khởi phát CAC tăng 50% ở những người đã biết ĐTĐ trước đó nhưng không tăng ở những người mới phát hiện ĐTĐ ( được xác định bằng HbA1c ≥ 6,5%) hoặc nguy cơ cao bệnh tiểu đường (HbA1c 5,7-6,4%) so với những người không có bệnh đái tháo đường trước đó và HbA1c <5,7% (bảng 2)

Trong mô hình hồi quy tuyến tính đã hiệu chỉnh đầy đủ, độ chênh của sự tiến triển nhanh CAC là lớn nhất ở những trường hợp ĐTĐ đã biết nhưng kiểm soát kém (OR = 2.3, 95% CI: 1.4; 3.7), nhưng cũng thấy gia tăng ở những bệnh nhân ĐTĐ đã biết kiểm soát tốt (OR = 1.5, 95% CI: 0.9; 2.3) (Bảng 3). Độ chênh của tiến triển chậm CAC là thấp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ đã biết trước đấy kiểm soát kém (OR = 0.5, 95% CI: 0.2; 1.3) (bảng phụ lục 3). Trong phân tích cụ thể về giới, độ chênh lớn nhất của sự tiến triển CAC nhanh là lớn hơn ở những bệnh nhân kiểm soát kém so với những bệnh nhân kiểm soát tốt và chỉ quan sát thấy ở nam giới (phụ bảng 1a và b).

Giá trị trung bình hình học của PF5 lớn nhất ở người ĐTĐ đã biết trước đó và đặc biệt thấy nhiều nhất ở những đối tượng có ĐTĐ kiểm soát kém (bảng 4). Ở những đối tượng không có ĐTĐ trước đó sự tiến triển của CAC là như nhau ở tất cả các nhóm HbA1c. Trong mô hình hiệu chỉnh đầy đủ, 69% các đối tượng có tiến triển CAC ở bệnh nhân kiểm soát kém, và 15% ở đối tượng kiểm soát tốt so sánh với những đối tượng không có ĐTĐ trước đó và HbA1c < 5,7%. Các kết quả tương tự trong phân tích về giới (phụ bảng 2a và b).

Tỷ suất chênh hàng năm tăng ≥ 100 đơn vị Agatston (so với thay đổi hàng năm < 10) là lớn nhất ở những bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát kém so với kiểm soát tốt (OR = 10.0, 95% CI: 4.8; 20.6 và OR = 4.0, 95% CI: 2.1; 7.6), nhưng nhỏ hơn khi so với những người ĐTĐ mới phát hiện (OR = 1.5, 95% CI: 0.7; 3.2) (sơ đồ 1). Đối với sự tăng hàng năm từ 10-99 đơn vị Agatston, mối liên quan là yếu hơn.

Trong 223 bệnh nhân đã biết ĐTĐ trước đây, có 18 trường hợp (8,1%) được báo cáo có ĐTĐ type 1. Việc loại bỏ ĐTĐ typ 1 đã ảnh hưởng một chút tới ước tính trong mô hình hiệu chỉnh tiến triển CAC (kết quả không được đưa ra).

4. Bàn luận

Trong nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall, sự tiến triển CAC là nhanh hơn ở những người đã biết ĐTĐ trước đó so với các đối tượng mới phát hiện hoặc không bị ĐTĐ. Trong những người đã biết ĐTĐ sự tiến triển CAC là chậm hơn khi mà ĐTĐ được kiểm soát tốt (ví dụ HbA1c < 7%). Với những bệnh nhân ĐTĐ mới chẩn đoán bằng HbA1c ≥ 6,5% thì có ít bằng chứng tiến triển CAC nhanh trong 5 năm theo dõi. Những đối tượng không có ĐTĐ trước đó thì không thấy có sự tiến triển của CAC nhanh hơn khi mà mức HbA1c ban đầu trong khoảng (5.7–6.4%).

4.1. Những đối tượng đã biết ĐTĐ trước đó

Trong 4 phân tích của chúng tôi trên những đối tượng đã biết ĐTĐ về HbA1C và tiến triển cho thấy kiểm soát đường huyết kém có mối liên quan với tiến triển CAC nhanh hơn những người kiểm soát tốt. Nếu coi khởi phát CAC là kết cục, nguy cơ tương đối gần như giống nhau ở cả hai nhóm kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, phân tích này dựa trên số lượng ít hơn các đối tượng đã hoàn thành các điều kiện bổ sung của việc thiếu CAC tại ban đầu.

Trong các tiêu chuẩn cập nhật về chăm sóc y tế bệnh ĐTĐ, hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) đã đề suất HbA1c < 7% là đích kiểm soát đường huyết cho nhiều người trưởng thành không mang thai (American Diabetes Association, 2016a). Mục tiêu thấp hơn (<6,5%) chỉ được khuyến cáo cho những bệnh nhân có kì vọng sống lâu, thời gian mắc ĐTĐ ngắn và không có biến chứng mạch mạch máu nhỏ và lớn. Mức kiểm soát ít chặt chẽ hơn (< 8,5%) được khuyến cáo cho những người có “tiền sử hạ đường máu nặng, hôn mê hạ đường máu, tiên lượng sống ngắn, có biến chứng mạch máu nhỏ/mạch máu lớn hoặc mắc các bệnh phối hợp nặng”. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiến triển CAC chậm hơn ở những đối tượng đạt đích HbA1c < 7% theo khuyến cáo của ADA cho người lớn bị đái tháo đường và không thuộc các cá nhân được lựa chọn với tiên lượng rất tốt hoặc rất xấu.

Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có hai nghiên cứu thuần tập đánh giá mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ đã biết và tiến triển CAC (Anand et al., 2007; Budoff et al., 2005). Anand và cộng sự đã nghiên cứu 389 đối tượng người lớn có ĐTĐ typ 2 trẻ hơn (52± 8 năm) so với đối tượng trong nghiên cứu này và có chỉ số HbA1c tại thời điểm ban đầu lớn hơn (8% ± 1,5%) (Anand et al., 2007). Thời gian theo dõi trung bình là 2,5 ± 0,4 năm. Nghiên cứu sử dụng sự khác biệt ≥ 2,5 giữa bình phương của điểm thể tích CAC làm một tiêu chuẩn của tiến triển CAC, các tác giả phát hiện tỷ suất chênh cao hơn của tiến triển CAC ở người có HbA1c > 7%(OR = 1.95, 95% CI: 1.08–3.52). Budoff và cộng sự quan sát 163 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (tuổi trung bình 65 ± 10 năm) với thời gian theo dõi trung bình là 27±15 tháng (Budoff et al., 2005). Họ đã kết luận rằng có mối liên quan yếu giữa HbA1c và sự tiến triển CAC hàng năm (R=0,34), tuy nhiên kết quả này dựa trên phân tích hồi quy chưa hiệu chỉnh.

Trong một nghiên cứu có theo dõi dọc ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có microalbumin niệu, Scholten và cộng sự đã báo cáo rằng 62 ca có tiến triển CAC và 83 ca không có tiến triển CAC với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức HbA1c nền (7.9 ± 1.2% vs 7.9 ± 1.5%) (Von Scholten, Reinhard, Hansen, et al., 2016). Lý do kết quả của nghiên cứu này khác với các nghiên cứu hiện có có thể là do sự kiểm soát đường huyết ít có ảnh hưởng tới tiến triển CAC ở những người có biến chứng mạch máu nhỏ.

Tầm quan trọng của sự tiến triển CAC ở bệnh nhân ĐTĐ gần đây được minh chứng bởi Sholten và cộng sự người đã nghiên cứu những bệnh nhân ĐTĐ type 2 có microalbumin niệu (Von Scholten, Reinhard, Hansen, et al., 2015). Các tác giả thấy rằng sự tăng độ lệch chuẩn của điểm số log CAC chuyển đổi có mối liên quan với biến cố tim mạch gây tử vong hoặc không tử vong với tỷ suất nguy cơ hiệu chỉnh HR là 3,4 (95% CI: 1.7–6.7) và tỷ suất nguy cơ hiêu chỉnh HR là 2.6 (95% CI: 1.2–5.6) cho tử vong do mọi nguyên nhân .

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân tích riêng về giới chỉ ra rằng có sự tăng phần trăm của trung bình hình học PF5 ở những người ĐTĐ kiểm soát kém nhanh hơn so với những người kiểm soát tốt đường huyết ở cả hai giới. Tuy nhiên tiến triển của CAC nhanh hơn so với kì vọng ngoại suy từ dữ liệu ban đầu ở thời điểm kết cục, sự khác biệt chỉ thấy ở nam giới. Phân tích đầu tiên có thể có ý nghĩa hơn khi nó gộp luôn CAC như là một biến liên tục hơn là phân tích sau đó dựa trên dữ liệu phân loại CAC.

4.2. Đối tượng mới được chẩn đoán ĐTĐ bằng HbA1c

Từ các phân tích về thay đổi của yếu tố tiến triển CAC trong 5 năm, chúng tôi kết luận rằng tiến triển CAC không nặng lên ở bệnh nhân ĐTĐ mới phát hiện với HbA1c ≥ 6,5%. Điều này được xác nhận bởi những phân tích với khởi phát CAC như là một biến kết cục. Hai phân tích sâu hơn đã chỉ ra mối liên quan yếu, chỉ có ít bằng chứng về sự tiến triển CAC là nhanh hơn ở các đối tượng ĐTĐ mới được phát hiện, ĐTĐ được chẩn đoán bằng HbA1c.

Ở bệnh nhân tiền ĐTĐ (HbA1C: 5.7–6.4%), thì không có phân tích nào chỉ ra rằng sự tiến triển của CAC là nhanh hơn.

Sự hợp lý của giá trị cắt ngang 6,5% như là tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ nên được xem xét khả năng dự đoán những biến chứng của ĐTĐ hoặc những tiền thân của chúng (International Expert Committee, 2009; Kowall & Rathmann, 2013; McCance, Hanson, Charles, et al., 1994). Giá trị cắt ngang này chủ yếu xuất phát từ bệnh võng mạc bởi vì biểu đồ liên quan giữa các biến chứng đái tháo đường và chỉ số HbA1c cho thấy điểm uốn rõ nhất là ở bệnh võng mạc (Kowall & Rathmann, 2013). Tuy nhiên, giữa HbA1c và tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch có rất ít bằng chứng cho một ngưỡng rõ ràng (Santos-Oliveira et al., 2011; Sarwar, Aspelund, Eiriksdottir, et al., 2010). Do đó không ngạc nhiên khi các đối tượng có HbA1c ≥ 6,5% không thấy có tăng lên của sự tiến triển CAC trong nghiên cứu của chúng tôi.

4.3. So sánh với các nghiên cứu trên đối tượng không có ĐTĐ

Cho đến nay chỉ duy nhất có môt nghiên cứu dọc về HbA1c và CAC ở người lớn không có ĐTĐ (Carson et al., 2015). Trong nghiên cứu CARDIA, tăng 1 đơn vị của HbA1c thì có mối liên quan với việc tiến triển nặng CAC (> 100 đơn vị) (RR = 1.75 (95% CI: 1.09–2.83)), và không có mối liên quan nào với bất cứ tiến triển CAC khác (> 10 đơn vị) cũng như không liên quan đến sự xuất hiện CAC (> 0 đơn vị). Các đối tượng nghiên cứu của CARDIA thì khác với các đối tượng nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall về tuổi (trung bình 45,3 ± 3,6 năm) và chủng tộc (41% người mỹ gốc Phi).

Trong hai nghiên cứu dọc về mối liên quan giữa HbA1c và CAC, sự khác nhau về giới được ghi nhận (Chang et al., 2013; McNelly et al., 2009). Trong nghiên cứu Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA), ở nữ giới tần suất của CAC cao hơn ở ¼ HbA1c thứ tư so với ở ¼ thứ nhất (McNelly et al., 2009). Ở những người Hàn Quốc tương đối trẻ, CAC ở những người HbA1c 6.0-6.4% cao hơn những người HbA1c < 5.5% (OR = 1.25 (95% CI: 1.05–1.48) ở nam giới và OR = 2.48 (95% CI: 1.29–4.74) ở nữ giới (Chang et al., 2013). Trong cả hai nghiên cứu, tác giả không đưa ra được sự giải thích về sự khác biệt trên giữa hai giới. Trong nghiên cứu hiện tại thì chúng tôi không quan sát được sự khác biệt về giới trong nhóm không có ĐTĐ trước đây. Ngược lại với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu về sau chỉ ra ra rằng sự vôi hóa nhanh hơn ở những bệnh nhân có tăng nguy cơ ĐTĐ. Tuy nhiên, hai nghiên cứu khác nhau nhiều về thiết kế (nghiên cứu cắt ngang so với nghiên cứu thuần tập) và quần thể nghiên cứu (loại trừ người bị bệnh đái tháo đường, tuổi tác và dân tộc).

Trong nghiên cứu thuần tập ở Nam Hàn, chuyển tiếp từ giảm dung nạp đường huyết đến ĐTĐ type 2 có mối liên quan với khởi phát CAC. Điều thú vị là chỉ những đối tượng có đề kháng insulin (HOMA-IR) là cao hơn mức trung vị (Rhee, Kim, Park, et al., 2016). Kháng Insulin được biết đến như là một yếu tố cho tiến triển CAC (Blaha, DeFilippis, Rivera, et al., 2011; Lee, Fortmann, Fair, et al., 2009), có thể làm tăng tác động của rối loạn đường huyết lên sự tiến triển của CAC. Thật không may, chúng tôi không có dữ liệu về kháng insulin trong nghiên cứu của chúng tôi.

4.4. Thế mạnh và những hạn chế

Một điểm mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu thuần tập với phương pháp đo lường chính xác CAC ở thời điểm ban đầu và sau theo dõi. Hơn thế nữa chúng tối đã đánh giá những vấn đề hiếm khi được nghiên cứu trước đây, ví dụ như tác động của kiểm soát đường huyết lên tiến triển CAC ở người ĐTĐ và biểu hiện mối liên quan giữa ngưỡng HbA1c 6,5% và tiến triển CAC. Hơn thế nữa, chúng tôi đã sử dụng bốn phương pháp toán học khác nhau hỗ trợ tìm kiếm sự tiến triển CAC. Mặt hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là số lượng ít các bệnh nhân đái tháo đường đã được chẩn đoán hoặc mới được phát hiện bằng HbA1 - tổng cộng có 337 đối tượng thuộc một trong những nhóm này, và có 94 người kiểm soát kém và 129 người đã kiểm soát tốt trước đây. Một hạn chế khác là thiếu sự hiệu chỉnh về thời gian mắc ĐTĐ và các yếu tố tồn dư. Thêm vào đó, chúng tôi thiếu dữ liệu về đề kháng insulin nên đã không thể đánh giá giả thiết về mối liên quan HbA1c và tiến triển CAC ở những đối tượng có tình trạng kháng insulin.

4.5. Kết luận

Trong nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra bằng chứng kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúm giảm tiến triển của mức độ vôi hoá ĐMV, và ủng hộ khuyến cáo của ADA rằng những người trưởng thành bị ĐTĐ type 2 nên giữ mức HbA1c dưới 7,0%. Đối với những bệnh nhân ĐTĐ mới được phát hiện bằng HbA1c ≥ 6,5%, có mối liên quan với tiến triển calci hóa động mạch vành còn yếu.

Dữ liệu của bài báo này có thể được xem tại

http://dx.doi.org/10.1016/j.jdiacomp.2016.08.011

Nguồn tài trợ. Chúng tôi cảm ơn hiệp hội Heinz Nixdorf (chủ tịch Martin Nixdorf; cố chủ tịch: Dr. Jur Gerhard Schmidt) về sự hào phóng của họ hỗ trợ nghiên cứu này. Nghiên cứu này cũng được hỗ trợ bởi Bộ Giáo dục và Khoa học Đức (BMBF) đã chuyển việc theo dõi nghiên cứu này tới Trung tâm không gian của Đức [Deutsches Zentrum für Luft- und Raumfahrt (DLR)], Bonn, Germany. Một hội đồng tư vấn quốc tế và ban kiểm soát chất lượng cũng như ban tổ chức sự kiện đã được thành lập nhưng không can thiệp đến thiết kế nghiên cứu, thu thập, phân tích, giải thích hoặc viết báo cáo. The Deutsche Forschungsgemeinschaft (DFG) supported the study (DFG project: ER 155/6-1 and ER 155/6-2).

Giáo sư Stang nhận được tài trợ từ Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Đức (BMBF), số tài trợ 01ER1305

Lời cảm ơn

       Chúng tôi trân trọng cảm ơn tới tất cả những người tham gia nghiên cứu và nhân viên của hai trung tâm nghiên cứu của nghiên cứu HNR và các cơ sở chụp EBCT Giáo sư D. Grönemeyer, Bochum và Dr. R Seibel, Mülheim cũng nhưng các nhóm điều tra, đặc biệt tới U. Roggenbuck, U. Slomiany, E.M. Beck, A. Öffner, S. Münkel, M. Bauer, S. Schrader, R. Peter, và H. Hirche.

Chúng tôi cảm ơn sự hỗ trợ của SarstedtAG&Co. (Nümbrecht, Germany) về những trang thiết bị xét nghiệm liên quan. Chúng tôi cảm ơn Giáo sư K. Lauterbach (Trường Y tế Công cộng Harvard, Boston, MA, USA) vì những đóng góp hữu ích thong thời gian đầu nghiên cứu. Ban cố vấn khoa học quốc tế: T. Meinertz, Hamburg (Vorsitzender); C. Bode, Freiburg; P. J. de Feyter, Rotterdam/Niederlande; B. Güntert, Hall i.T., Österreich; F. Gutzwiller, Bern, Schweiz; H. Heinen, Bonn; O. Hess, Bern, Schweiz; B. Klein, Essen; H. Löwel, Neuherberg; M. Reiser, München; M. Schwaiger, München; C. Steinmüller, Bonn; T. Theorell, Stockholm, Schweden; S. N. Willich, Berlin. Primary and neurological endpoint committee C. Bode, Freiburg (Vorsitzender); K. Berger, Münster; M. Dichgans, München; HR. Figulla, Jena; C. Hamm, Bad Nauheim; P. Hanrath, Aachen; W. Köpcke, Münster; EB. Ringelstein, Münster; C. Weimar, Essen; A. Zeiher, Frankfurt.

 

 

 Bảng 1: Đặc điểm ban đầu được phân tầng theo phân loại kiểm soát glucose: Nghiên cứu Heinz Nixdor

 

HbA1c

Chưa biết ĐTĐ trước đây                     Đã được chẩn đoán ĐTĐ trước đây

 

N

< 5.7%

2463

5.7-6.4%

653

≥6.5%

114

< 7.0%

129

≥ 7.0%

94

Tuổi

58.1 ± 7.5

60.6 ± 7.5

60.7 ± 7.2

60.7 ± 7.3

61.5 ± 7.3

Giới (nữ) (%)

45.0

47.8

64.9

56.6

53.2

BMI (kg/m2)

27.0 ± 4.1

28.4 ± 4.4

29.8 ± 4.1

30.1 ± 5.2

30.7 ± 5.3

Hút thuốc lá

 

 

 

 

 

Chưa từng (%)

43.7

47.6

33.3

41.9

46.8

Đã từng (%)

33.9

31.1

46.5

41.9

26.6

Đang hút (%)

22.5

21.3

20.2

16.3

26.6

Làm dụng rượu

(g/ngày)

8.6 ± 15.0

7.0 ± 13.4

7.8 ± 13.7

7.8 ± 15.6

9.2 ± 18.5

Trình độ học vấn

 

 

 

 

 

Thấp (%)

57.3

62.3

61.4

66.7

77.7

Trung bình (%)

19.3

18.1

21.1

13.2

10.6

Cao (%)

23.5

19.6

17.5

20.2

11.7

Huyết áp tâm thu

(mm Hg)

130.8 ± 20.1

132.4 ± 19.6

140.9 ± 23.3

137.8 ± 20.4

140.1 ± 20.3

Huyết áp tâm trương (mm Hg)

81.2 ± 10.7

81.4 ± 10.7

86.1 ± 12.6

80.9 ± 9.7

81.3 ± 10.0

Dùng thuốc hạ áp (%)

25.4

32.3

39.5

54.3

60.6

HDL cholesterol (mg/dl)

60.9 ± 17.1

56.9 ± 16.8

52.2 ± 13.9

52.9 ± 16.3

50.7 ± 15.4

LDL cholesterol (mg/dl)

146.0 ± 35.6

150.6 ± 36.0

148.5 ± 33.4

135.6 ± 37.6

136.8 ± 33.3

Triglycerides (mg/dl)

115.0

(84.0; 163.0)

132.0

(97.0; 185.0)

149.0

(104.0; 219.0)

154.0

(102.0; 232.0)

60.6

(111.0; 237.0)

Sử dụngstatins (%)

5.5

9.8

15.3

15.1

6.8

CAC ở thời điểm ban đầu (Agatston units)

4.6

(0; 66.3)

15.0

(0; 123.3)

28.1

(3.4; 196.7)

47.5

(1.3; 262.2)

87.2

(5.7; 285.7)

CAC = 0 (%)

38.9

33.7

20.2

21.7

13.8

CAC: canci hóa mạch vành

Các giá trị được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn, trung vị (phần tư thứ nhất, phần tư thứ ba), hoặc tỷ lệ (%)

Bảng 2: Nguy cơ tương đối (95%CI) về mối liên quan giữa các mức HbA1c và khởi phát CAC trong 5 năm theo dõi được tính toán theo mô hình hồi quy Poision: nghiên cứu Heinz Nixdord Recall

 

 

 

 

Model 1

Model 1

Model 1

ĐTĐ đã biết

HbA1c (%)

N

n

RR

(95% CI)

RR

(95% CI)

RR

(95% CI)

≥ 7.0

13

6 (46%)

1.9 (1.1; 3.5)

1.6 (0.9; 2.9)

1.5 (0.9; 2.7)

< 7.0

28

13 (46%)

1.9 (1.3; 2.9)

1.5 (1.0: 2.4)

1.4 (0.9; 2.3)

Không

≥ 6.5

23

5 (22%)

0.9 (0.4; 2.0)

0.8 (0.3; 1.9)

0.7 (0.3; 1.8)

Không

5.7-6.4

220

59 (27%)

1.1 (0.9; 1.4)

1.0 (0.8; 1.2)

0.9 (0.7; 1.2)

Không

<5.7(ref)

959

230 (24%)

1

1

1

CAC: canci hóa mạch vành; RR: Nguy cơ tương đối.

N: số đối tượng nguy cơ; n: số đối tượng xuất hiện CAC trong 5 năm theo dõi.

Model 1: mô hình thô.

Model 2: hiệu chỉnh cho tuổi và giớ.

Model 3: hiệu chỉnh cho tuổi, giới, chỉ số BMI, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, trình độ học vấn, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, sử dụng thuốc hạ áp, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglycerides, sử dụng statin

Bảng 3: Tỷ số chênh (khoảng tin cậy 95%) cho mối liên quan giữa các phân mức HbA1c và tiến triển nhanh CAC tính toán từ mô hình hồi quy logistic đa biến: Nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall)

 

 

 

 

 

Model 1

Model 1

Model 1

ĐTĐ đã biết

HbA1c

(%)

N

n

(như kì vọng)
(reference)a

n

(nhanh hơn kì vọng)a

RR

(95% CI)

RR

(95% CI)

RR

(95% CI)

≥ 7.0

94

55

33

2.2

(1.4;3.4)

2.5

(1.6;3.9)

2.3

(1.4;3.7)

< 7.0

129

83

33

1.4

(1.0;2.2)

1.6

(1.0;2.4)

1.4

(0.9;2.3)

Không

≥ 6.5

114

68

28

1.5

(1.0;2.3)

1.7

(1.0;2.6)

1.4

(0.9;2.3)

Không

5.7-6.4

653

464

115

0.9

(0.7;1.1)

1.0

(0.8;1.2)

1.0

(0.8;1.3)

không

<5.7(ref)

2463

1682

464

1

1

1

CAC: canci hóa động mạch vành; OR: tỷ suất chênh

N: số đối tượng trong nhóm HbA1C tương ứng ở thời điểm ban đầu; n: số đối tượng ở nhóm tiến triển CAC tương ứng ở thời điểm 5 năm nghiên cứu

Model 1: mô hình thô.

Model 2: hiệu chỉnh cho tuổi và giới.

Model 3: hiệu chỉnh cho tuổi, giới, chỉ số BMI, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, trình độ học vấn, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, sử dụng thuốc hạ áp, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglycerides, sử dụng statin.

a “Như kì vọng” mang nghĩa là giá trị ngoại suy từ giá trị CAC ở thời điểm ban đầu.

 

Bảng 4: Phần trăm thay đổi (khoảng tin cậy 95%) trung bình hình học của các yếu tố tiến triển CAC liên quan tới phân loại HbA1c. Kết quả từ mô hình hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu Heinz Nixdorf Recall

 

 

 

 

% thay đổi (95% CI) trung bình hình học của các yếu tố tiến triển CAC trong 5 năm

ĐTĐ đã biết

HbA1c

(%)

N

Trung bình hình học của tiến triển CAC trong 5 năm theo dõi

Model 1

Model 1

Model 1

≥ 7.0

94

2.80

71.0

(35.9; 115.1)

59.0

 (26.6; 99.8)

69.1

(33.9; 113.6)

< 7.0

129

2.01

22.4

(0.5; 49.1)

15.1

(−5.4; 40.1)

15.4

(−5.6; 41.1)

không

≥ 6.5

114

1.65

0.4

(−18.5; 23.8)

-6.4

(−24.0; 15.2)

-4.1

(−22.2; 18.2)

Không

5.7-6.4

653

1.76

7.5

(−2.4; 18.4)

2.3

(−7.1; 12.6)

4.2

(−5.4; 14.8)

không

<5.7(ref)

2463

1.64

0

0

0

 

CAC: Canci hóa động mạch vành

Model 1: mô hình thô.

Model 2: hiệu chỉnh cho tuổi và giớ.

Model 3: hiệu chỉnh cho tuổi, giới, chỉ số BMI, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, trình độ học vấn, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, sử dụng thuốc hạ áp, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglycerides, sử dụng statin.

 


Danh mục: Đề tài

Bình luận