Tác động của bệnh đái tháo đường đến biến cố thiếu máu cục bộ ở nam và nữ sau can thiệp động mạch vành qua da.

Tổng quan: Các nghiên cứu đã chỉ ra nữ giới có kết cục tồi hơn so với nam sau can thiệp động mạch vành qua da (PCI), đặc biệt trên bệnh nhân mắc tiểu đường (DM).

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ biến cố thiếu máu cục bộ sau can thiệp động mạch vành qua da giữa nam và nữ có hay không mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu sổ bộ từ một trung tâm can thiệp động mạch vành qua da trên tổng số 17,154 bệnh nhân từ tháng 1 năm 2009 tới tháng 12 năm 2014 được phân loại theo: Nữ không mắc tiểu đường, nữ mắc tiểu đường, nam không mắc tiểu đường và nam mắc tiểu đường. Tiêu chí nghiên cứu bao gồm tỉ lệ tử vong và nhồi máu cơ tim (MI) trong 1 năm. Trong số các bệnh nhân tham gia, có 15% (n=2,631) nữ không tiểu đường, 17% (n=2,891) nữ có tiểu đường, 38% (n=6,483)  nam không tiểu đường và 30% (n=5,149) nam có tiểu đường. Trong 4 nhóm đối tượng nghiên cứu: Nguy cơ tử vong ở nữ mắc đái tháo đường là cao nhất; Nữ không tiểu đường và nam có tiểu đường có nguy cơ tương tự như nhau; Nam không mắc đái tháo đường là có nguy cơ tử vong thấp nhất (tỷ lệ tương ứng là 4.64%, 3.08%, 2.93% và 2.31%; xu hướng p <0.0001 trên tất cả các nhóm và  p=0.97 giữa nữ không bệnh tiểu đường và nam mắc bệnh tiểu đường.
Sau khi hiệu chỉnh đa biến, các kết quả hầu như không thay đổi, cho thấy nguy cơ cao nhất có các biến cố ngoài ý muốn là ở nữ giới bị đái tháo đường so với các nhóm khác và nguy cơ tương đương về tử vong và nhồi máu cơ tim ở nữ giới không bị đái tháo đường so với giới nam bị đái tháo đường.

Kết luận: Những phát hiện này làm rõ ảnh hưởng kết hợp của bệnh đái tháo đường và giới tính nữ là yếu tố quyết định quan trọng đối với nguy cơ sau khi can thiệp động mạch vành qua da, đồng thời chỉ ra “nguy cơ tương đương” giữa nữ giới mắc đái tháo đường và nam giới không mắc đái tháo đường.

Citation:  2017 Elsevier Inc. All rights reserved. (Am J Cardiol 2017;119:1166e1172).


Danh mục: Đề tài , Bài viết chuyên đề

Bình luận