Tỷ lệ mắc đột quỵ sau can thiệp nội mạch động mạch chủ điều trị phình động mạch chủ ngực: Tổng quan y văn với phân tích gộp

Giới thiệu: Đây là một tổng quan bao gồm phân tích gộp đặc biệt quan tâm đến nguy cơ đột quỵ ở người bệnh được can thiệp nội mạch động mạch chủ (TEVAR) trong bệnh lý phình động mạch chủ xuống, do vậy loại bỏ tối đa sự không đồng nhất về lựa chọn bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng lên nếu động mạch dưới đòn trái (LSA) bị che phủ và không được can thiệp tái tưới máu trong can thiệp. Dữ liệu này là quan trọng trong giải thích cho người bệnh về các nguy cơ của thủ thuật can thiệp và để tăng cường các nỗ lực nghiên cứu nhằm phòng ngừa đột quỵ

Mục tiêu: Đột quỵ là một biến chứng ngày càng xuất hiện nhiều sau can thiệp nội mạch (TEVAR) điều trị phình động mạch chủ ngực. Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp một cách hệ thống các dữ liệu đã được công bố về tỷ lệ đột quỵ chu phẫu trong can thiệp nội mạch để điều trị phình động mạch chủ ngực và đánh giá ảnh hưởng khi động mạch dưới đòn trái bị che phủ lên tỷ lệ đột quỵ.  

Phương pháp: Tổng quan hệ thống các bài báo tiếng Anh và Đức về tỷ lệ đột quỵ chu phẫu (trong thời gian nằm viện và trong vòng 30 ngày sau ra viện) sau can thiệp nội mạch (TEVAR) điều trị  phình động mạch chủ ngực, bao gồm các nghiên cứu có ≥ 50 ca, sử dụng MEDLINE và EMBASE (2005-2015). Tỉ suất gộp của đột quỵ chu phẫu với độ tin cậy 95% được ước tính bằng cách sử dụng phân tích hiệu quả ngẫu nhiên. Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu được đánh giá bằng chỉ số I2.

Kết quả: Trong 215 nghiên cứu được tìm thấy, có 10 nghiên cứu đủ tiêu chuẩn phân tích. Tổng số người bệnh là 2594 (61% là nam), trong thời gian từ 1997 đến 2014, tuổi trung bình là 71,8 (95%CI 71,1-73,6). Tỉ suất gộp của đột quỵ là 4,1% (95%CI 2,9-5,5) với sự không đồng nhất ở mức độ trung bình giữa các nghiên cứu (I2=49,8%, p=0,04). Có 5 nghiên cứu báo cáo tỉ lệ đột quỵ được phân tầng theo việc  can thiệp có ảnh hưởng lên động mạch dưới đòn trái như thế nào: ĐM dưới đòn trái có hay không bị che phủ, và có can thiệp tái tưới máu ĐM dưới đòn trái hay không. Tỉ lệ đột quỵ là 3,2% (95%CI 1,0-6,5) trong trường hợp ĐM dưới đòn trái không bị che phủ,. Tuy nhiên, khi ĐM dưới đòn trái bị bít, tỉ lệ này tăng lên, đến 5,3% (95%CI 2,6-8,6) với những ca được can thiệp tái tưới máu và đến 8,0% (95%CI 1,1-12,9) đối với những ca không được can thiệp tái tưới máu.

Kết luận: Đột quỵ là một biến chứng quan trọng sau can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực, và nguy cơ có thể tăng lên nếu can thiệp gây bít động mạch dưới đòn trái, đặc biệt là trong những trường hợp động mạch dưới đòn trái không được can thiệp tái tưới máu.

Từ khóa: đột quỵ, tai biến mạch máu não, TEVAR, phình động mạch chủ ngực, tổng quan hệ thống, phân tích gộp.

 

Bản gốc tài liệu:

Incidence of Stroke Following horacic Endovascular AorticRepair for Descending Aortic Aneurysm: A Systematic Review of theLiterature with Meta-analysis

R.S. von Allmen, B. Gahl, J.T. Powell

WHAT THIS PAPER ADDS

This is a comprehensive review including a meta-analysis lookingspecifically at the stroke risk of patients undergoing thoracic endovascular aortic repair (TEVAR) for descending thoracic aortic aneurysm, thus eliminatingheterogeneity regarding patient selection as effectively as possible. There is an indication that stroke risk isincreased if the left subclavian artery (LSA) is covered without revascularisation during the procedure. Such dataare important for informing patients of procedure risks and to increase research efforts towards stroke prevention.

Objective:Stroke is an increasingly recognised complication following thoracic endovascular aortic repair

(TEVAR). The aim of this study was to systematically synthesise the published data on perioperative strokeincidence during TEVAR for patients with descending thoracic aneurysmal disease and to assess the impact of leftsubclavian artery (LSA) coverage on stroke incidence.

Methods:A systematic review of English and German articles on perioperative (in-hospital or 30 day) strokeincidence following TEVAR for descending aortic aneurysm was performed, including studies with ≥50 cases, using MEDLINE and EMBASE (2005-2015). The pooled prevalence of perioperative stroke with 95% CI wasestimated using random effect analysis. Heterogeneity was examined usingI2statistic.

Results:Of 215 studies identified, 10 were considered suitable for inclusion. The included studies enrolled a totalof 2594 persons (61% male) between 1997 and 2014 with a mean weighted age of 71.8 (95% CI 71.1-73.6)years. The pooled prevalence for stroke was 4.1% (95% CI 2.9-5.5) with moderate heterogeneity between studies (I2=49.8%,p=0.04). Five studies reported stroke incidences stratified by the management of the LSA,

that is uncovered versus covered and revascularised versus covered and not-revascularised. In cases where theLSA remained uncovered, the pooled stroke incidence was 3.2% (95% CI 1.0-6.5). There was, however, anindication that stroke incidence increased following LSA coverage, to 5.3% (95% CI 2.6-8.6) in those with arevascularisation and 8.0% (95% CI 4.1-12.9) in those without revascularisation.

Conclusion:Stroke incidence is an important morbidity after TEVAR, and probably increases if the LSA is coveredduring the procedure, particularly in those without revascularisation.

Keywords:Stroke, Cerebrovascular event, TEVAR, Endovascular, Thoracic aortic aneurysms, Systematic review,Meta-analysis

 

 


Danh mục: Đề tài

Bình luận