So sánh thuốc gây mê dạng hít với gây mê toàn bộ tĩnh mạch trong phẫu thuật tim

Link bài: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1816476?query=cardiology

Người dịch: ThS. Lê Văn Thực, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Tim Hà Nội

Hiệu đính: PGS.TS. Lê Thu Hòa, Phụ trách Trung tâm ĐT- CĐT

Tổng quan. Các thuốc gây mê đường hít có tác dụng bảo vệ tim mạch, có thể cải thiện kết cục lâm sàng ở những bệnh nhân có phẫu thuật bắc cầu chủ vành (coronary-artery bypass grafting -CABG).
Phương pháp. Chúng tôi đã thực hiện một thử nghiệm thực tế, đa trung tâm, mù đơn, có đối chứng tại 36 trung tâm ở 13 quốc gia. Các Bệnh nhân được lên kế hoạch phẫu thuật CABG đã được phân ngẫu nhiên để được gây mê trong phẫu thuật bao gồm thuốc gây mê đường hít (desflurane, isoflurane hoặc Sevoflurane) hoặc gây mê toàn bộ tĩnh mạch. Kết cục chính là tử vong do mọi nguyên nhân sau 1 năm.
Các kết quả. Tổng cộng có 5400 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên: 2709 người vào nhóm gây mê đường hít và 2691 người vào nhóm gây mê toàn bộ tĩnh mạch. CABG có tuần hoàn ngoài cơ thể được thực hiện ở 64% bệnh nhân, với thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 79 phút. Hai nhóm tương tự nhau về các đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng ở thời điểm ban đầu, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể và số lượng cầu nối. Tại thời điểm phân tích tạm thời thứ hai, hội đồng giám sát dữ liệu và an toàn khuyên rằng nên ngừng thử nghiệm vì không hữu ích. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về tỉ lệ tử vong do bất kỳ nguyên nhân sau 1 năm (2,8% ở nhóm gây mê đường hít và 3,0% trong nhóm gây mê tĩnh mạch toàn bộ; RR, 0,94; 95% [CI], 0,69 - 1,29; P = 0,71), với dữ liệu có sẵn cho 5353 bệnh nhân (99,1%) hoặc sau 30 ngày (tương ứng 1,4% và 1,3%; RR, 1,11; 95% CI, 0,70- 1,76), với dữ liệu có sẵn cho 5398 bệnh nhân (99,9%). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm trong bất kỳ kết cục thứ phát nào hoặc trong tỷ lệ mắc các biến cố bất lợi được đề cập trước, bao gồm cả nhồi máu cơ tim.
Kết luận. Trong số những bệnh nhân trải qua phẫu thuật có chuẩn bị CABG, gây mê đường hít không làm giảm hơn đáng kể về tỉ lệ tử vong sau 1 năm so với gây mê tĩnh mạch toàn bộ.


Danh mục: Nghiên cứu khoa học , Bài viết chuyên đề

Bình luận
Bài viết liên quan