Đặt lịch khám!
19001082
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM: CHÌA KHÓA GIÚP GIẢM TỬ VONG VÀ TIẾN TRIỂN BỆNH THẬN MẠN
10/12/2024
Gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng và được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân thứ 5 gây tử vong trên toàn thế giới vào năm 2040. Một điều đáng lưu ý là gánh nặng của bệnh thận mạn tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, với tỷ lệ chạy thận, thay thế thận ngày càng gia tăng, trong đó có Việt Nam.

Thực tế, tỷ lệ bỏ sót chẩn đoán bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm còn cao do không có các triệu chứng điển hình. Trong khi đó tầm soát sớm chức năng thận (bằng xét nghiệm máu để định lượng creatinin, ước tính eGFR và xét nghiệm nước tiểu để định lượng UACR) giúp can thiệp sớm, làm chậm diễn tiến dẫn đến phải chạy thận, thay thế thận.

Do đó, bệnh viện Tim HN tổ chức buổi sinh hoạt khoa hoc với mục đích tạo nên buổi thảo luận và trao đổi trong chẩn đoán và điều trị sớm biến chứng thận, đặc biệt là đối với bệnh nhân tim mạch chuyển hóa.

PGS.TS.BS Nguyễn Sinh Hiền chủ trì Buổi hội Sinh hoạt khoa học thường niên tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Buổi hội thảo với sự góp mặt của PGS.TS.BS Nguyễn Sinh Hiền- Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội và 2 báo cáo viên: TS.BS Nghiêm Trung Dũng- Giám đốc TT Thận- Tiết niệu- Lọc Máu BV Bạch Mai và TS.BS Vũ Quỳnh Nga- Phó Giám đốc Bệnh viện cùng toàn thể bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Tim Hà Nội

TS.BS Nghiêm Trung Dũng trình bày bài: Tầm soát, phát hiện sớm bệnh thận mạn: ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG?

Buổi hội thảo có 2 bài báo cáo, bài đầu với chủ đề Tầm soát, phát hiện sớm bệnh thận mạn: ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG? Của TS.BS Nghiêm Trung Dũng. Bài báo một lần nữa cho chúng ta thấy tỉ lệ bệnh thận mạn được chuẩn đoán từ giai đoạn sớm còn rất thấp gây trì hoãn cơ hội can thiệp sớm để đem lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân. Hai chỉ dấu quan trọng giúp chẩn đoán sớm và phân độ bệnh thận mạn là mức lọc cầu thận (GFR) và albumin/creatinin niệu (UACR). Nên đánh giá đồng thời cả eGFR và UACR để xác định chính xác nguy cơ tiển triển bệnh thận mạn trên bệnh nhân. Và các khuyến cáo hiện nay của các hiệp hội như Hội Thận Học Quốc tế (KDIGO), Hướng dẫn điều trị bệnh thận mạn của BYT Việt Nam khuyến cáo nên đánh giá đồng thời eGFR và UACR ngay từ thời điểm bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bệnh thận mạn (ĐTĐ, THA, bệnh tim mạch…).

TS.Bs Vũ Quỳnh Nga trình bày bài: Giảm tử vong và tiến triển bệnh thận mạn trên bệnh nhân tim mạch chuyển hóa: Có gì mới sau hơn 20 năm?

Tiếp đến TS.Bs Vũ Quỳnh Nga báo cáo với chủ đề: Giảm tử vong và tiến triển bệnh thận mạn trên bệnh nhân tim mạch chuyển hóa: Có gì mới sau hơn 20 năm? Bài báo cáo cho chúng ta cái nhìn tổng thể về điệu trị bệnh thận mạn và SGLT2 được KDIGO 2024 và BYT Việt Nam khuyến cáo là liệu pháp điều trị đầu tay cho bệnh nhân bệnh thận mạn (IA). Trong đó DAPA-CKD là thử nghiệm đầu tiên của SGLT2i (Dapagliflozin) chứng minh hiệu quả giảm 31% tử vong do mọi nguyên nhân trên bệnh nhân bệnh thận mạn, đồng thời làm chậm tiến triển bệnh thận mạn: giảm 30% UACR trong tháng đầu tiên, kéo dài 10 năm diễn tiến tới bệnh thận giai đoạn cuối.

TS.BS Vũ Quỳnh Nga và TS.BS Nghiêm Trung Dũng trả lời các câu hỏi liên quan đến bệnh thận mạn tính.

Sau phần trình bày của 2 báo cáo viên, có phần thảo luận sôi nổi của các bác sĩ. PSG.TS.BS Nguyễn Sinh Hiền tổng kết buổi hội thảo với việc cần đưa sớm xét nghiệm UACR để có thể tầm soát sớm biến chứng thận cho bệnh nhân tim mạch chuyển hóa

 

ĐĂNG KÝ LỊCH KHÁM ONLINE
Đặt lịch dễ dàng, thăm khám tiện lợi